Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

DNS SERVER

Máy chủ phân dải tên miền DNS là gì ?

    Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều “nói chuyện” với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol) . Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP. Vì vậy, khi muốn liên hệ tới các máy, chúng chỉ cần sử dụng chuỗi ký tự dễ nhớ (domain name) như: www.vdo.com.vn, www.maychuvietnam.com.vn thay vì sử dụng địa chỉ IP là một dãy số dài khó nhớ.



   Máy chủ phân giải tên miền (DNS Server) là những máy chủ được cài đặt, và cung cấp dịch vụ phân giải tên miền DNS. Máy chủ DNS được phân ra thành 2 loại như sau :

Primary DNS Server (PDS)

    Primary DNS Server (PDS) là nguồn xác thực thông tin chính thức cho các tên miền mà nó được phép quản lý. Thông tin về một tên miền do PDS được phân cấp quản lý thì được lưu trữ tại đây và sau đó có thể được chuyển sang các Secondary DNS Server (SDS).

   Các tên miền do PDS quản lý thì được tạo, và sửa đổi tại PDS và sau đó được cập nhật đến các SDS .

Secondary DNS Server (SDS)

   DNS được khuyến nghị nên sử dụng ít nhất là hai DNS server để lưu địa chỉ cho mỗi một vùng (zone). PDS quản lý các vùng và SDS được sử dụng để lưu trữ dự phòng cho vùng, và cho cả PDS. SDS không nhất thiết phải có nhưng khuyến khích hãy sử dụng . SDS được phép quản lý tên miền nhưng dữ liệu về tên miền không phải được tạo ra từ SDS mà được lấy về từ PDS.

    SDS có thể cung cấp các hoạt động ở chế độ không tải trên mạng. Khi lượng truy vấn vùng (zone) tăng cao, PDS sẽ chuyển bớt tải sang SDS (quá trình này còn được gọi là cân bằng tải), hoặc khi PDS bị sự cố thì SDS hoạt động thay thế cho đến khi PDS hoạt động trở lại .

    SDS thường được sử dụng tại nơi gần với các máy trạm (client) để có thể phục vụ cho các truy vấn một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cài đặt SDS trên cùng một subnet hoặc cùng một kết nối với PDS là không nên. Điều đó sẽ là một giải pháp tốt để dự phòng cho PDS, vì khi kết nối đến PDS bị hỏng thì cũng không ảnh hưởng gì tới đến SDS.

   Ngoài ra, PDS luôn duy trì một lượng lớn dữ liệu và thường xuyên thay đổi hoặc thêm các địa chỉ mới vào các vùng. Do đó, DNS server sử dụng một cơ chế cho phép chuyển các thông tin từ PDS sang SDS và lưu giữ trên đĩa. Khi cần phục hồi dữ liệuvề các vùng, chúng ta có thể sử dụng giải pháp lấy toàn bộ ( full ) hoặc chỉ lấy phần thay đổi (incrememtal).

DNS Server trong Workgroup


Vài trò DNS Server

    Sẽ chẳng thừa khi bạn phải tìm hiểu kỹ hơn về DNS server bởi vì tất cả các dịch vụ mạng hiện nay trên Internet cũng như trong mạng nội bộ đều cần đến DNS server. Với mô hình Workgroup bạn có thể dùng DNS server để phân giải tên của các máy tính hoặc dùng dịch vụ WINS để tạo WINS server. Tuy nhiên với domain, với mạng Internet nhất thiết không thể thiếu DNS server.

    Khi một máy client bắt đầu khởi động máy tính thì công việc đầu tiên nó sẽ xin IP và thông số liên quan đến IP như default gateway, địa chỉ DNS server… từ DHCP Server. Sau khi xin xong, công việc đầu tiên nó làm là yêu cầu các thông tin từ DNS server chứ không phải là domain controller hay bất cứ một server nào khác. DNS server mà cấu hình sai hay bị lỗi thì không bao giờ hình thành hệ thống mạng được. Để đảm bảo an toàn, ta có rất nhiều phương pháp để chia tải cho DNS server, cấu hình backup, chạy song hành 2 hay nhiều DNS server để đảm bảo hệ thống không bao giờ bị “down”.

   DNS Server có thể phân giải host name (Ví dụ vdo.com.vn) thành địa chỉ IP cụ thể và ngược lại, DNS server sẽ phân giải tên miền cho các máy web server, mail server. Nhờ DNS server, bạn có thể truy cập web server với một tên miền bất kỳ, miễn sao DNS server có record tương ứng để phân giải ra IP. DNS server chắc chắn phải có MX Record thì mail server trong mạng mới có thể nhận mail từ bên ngoài vào. Nói tóm lại DNS server là đại diện duy nhất, nắm hết tất cả thông tin về host name và IP của các máy trong mạng. Khi cần làm bất cứ công việc gì thì thứ đầu tiên máy đó làm là gởi yêu cầu đến DNS server để tìm thông tin host name, IP…

Mô hình Workgroup

     Trong mô hình Workgroup, việc dùng DNS server hay không là tùy bạn. Bởi vì khi các máy client cần biết tên của nhau, chúng có thể broadcast toàn mạng để tìm được thông tin dễ dàng, đây là cách thức vận hành mặc định của các máy trong mạng. Nếu bạn có cấu hình một máy server làm WINS server thì các client khi đó sẽ hỏi WINS server để biết tên của nhau. Lưu ý, đây là tên NetBios, tên dùng cho các máy tính Windows 98 và Windows NT. Ở thời kỳ này các máy tính chưa có khái niệm host name, do đó chưa có DNS server.

    Và trong hệ thống mạng, bạn có thể triển khai DNS server để thay thế cho WINS server với mục đích tương tự, nhưng là phân giải host name. Điều này có nghĩa trong hệ thống mạng không có các Windows phiên bản cũ, bạn có thể tận dụng DNS server để làm công việc phân giải tên giữa các máy tính rất hiệu quả.

    Như vậy khi không có WINS server hoặc DNS server thì mạng sẽ dễ bị chậm do các tất cả các máy phải broadcast thông tin toàn mạng một khi chúng cần trao đổi thông tin với bất cứ máy nào trong mạng đó. Và việc sử dụng WINS hay DNS server sẽ giúp việc phân giải tên nhanh chóng và ổn định. Phần sau đây đề cập đến cách cấu hình DNS server.

Mô hình

    Một mạng LAN Workgroup, có 9 máy client và 1 máy server, máy server cấu hình DNS server để phân giải tên cho các máy trong mạng. Ví dụ khi máy pc02 gõ ping pc01 thì pc02 sẽ biết được IP của pc01 nhờ DNS server thay vì phải broadcast toàn mạng để biết thông tin này.

Cấu hình trên máy client

    Tất cả các máy cài đặt Windows XP xong, cấu hình IP cùng lớp mạng, Default Gateway bạn có thể điền nếu muốn các máy có thể truy xuất Internet thông qua router. Prefer DNS server thì trỏ về máy Windows server, vì máy này sẽ tạo DNS server.

   Trên từng máy client, ta lần lượt làm các thao tác sau:

   Nhấp phải vào My Computer, chọn Properties, chọn tab Computer name, click nút Change, chọn More. Trong mục Primary DNS Suffix of this Computer, nhập vào phần đuôi của tên máy tính, bởi vì DNS server quản lý tên các máy tính theo miền xác định, ví dụ pc01 sẽ là pc01.tên miền.com.vn. Bạn có thể đặt tên bất kỳ không cần quan tâm, ví dụ vdo.com.vn. Khi đó ta có pc01.vdo.com.vn. Khi là mô hình domain ta mới cần quan tâm đến phần đuôi này, nhất thiết nó phải giống với tên domain của bạn, ví dụ domain là vdo.com.vn thì DNS server phải quản lý zone là vdo.com.vn, tức mục Primary DNS Suffix of this Computer phải giống với tên domain. Vì là mô hình Workgroup bên bạn phải tự điền vào phân đuôi này, nếu là mô hình domain thì khác, khi các client “join” vào domain thì nó sẽ bị gán mặc định phần đuôi là tên domain này.

   Bấm OK và khởi động lại máy tính nếu có yêu cầu.

Cấu hình trên máy server

    Trên máy server định cài DNS server, bạn cũng làm tương tự như trên, sau đó cấu hình lại card mạng sao cho phần Prefer DNS Server trỏ về IP chính mình. Mở Control Panel chọn Add&Remove Programs. Click chọn Add&Remove Windows Components, chọn Network Services, click Details và chỉ chọn Domain Name Services. Bấm Next và đợi server cài đặt, bạn sẽ cần đến đĩa cài đặt Windows Server để hoàn tất việc cài đặt DNS server.

    Sau khi cài đặt DNS Services xong, máy server sẽ trở thành DNS server. Bây giờ ta sẽ cấu hình DNS server để phân giải tên cho các client trong mạng. Vào Start menu, chọn Program > Administrative Tools > DNS.

   Nhấp phải vào Forward lookup zones, chọn New Zone. Bấm Next, trong hộp thoại Zones Type, chọn Primary Zone vì đây là DNS server đầu tiên trong mạng. Bấm Next > Zone Name, nhập chính xác tên zone giống với phần đuôi bạn đã đặt cho tất cả các máy trong mạng ban đầu. Bấm Next, chọn mặc định đến hộp thoại Dynamic Update, chọn Allow both nonsecure and secure dynamic updates. Khi đó các máy client trong mạng sẽ tự động update tên ứng với IP của mình cho DNS server biết mỗi khi chúng khởi động hoặc dùng lệnh ipconfig /registerdns. Bấm Next và Finish.

   Tương tự, cũng nhấp phải vào Reverse Lookup Zones, chọn New Zone > Next và chọn các thông số tương tự như Forward lookup zones. Đến hộp Reverse Lookup Zone Name, nhập vào network ID thuộc zone mà DNS server quản lý, ví dụ tôi dùng 192.168.0.x để cấp IP cho toàn mạng, tôi sẽ gõ 192.168.0 vào ô Network ID. Bấm Next chọn mặc định và chọn Update động giống như trên.

   Lưu ý: Bạn phải luôn chọn Dynamic Update là tự động nếu mạng sử dụng IP động, tức có DHCP server cấp IP, nếu bạn chọn update bằng tay thì chính bạn sẽ phải tạo một danh sách tên và IP ứng với nó cho tất cả các máy mỗi khi có sự thay đổi.

   Cuối cùng nhấp phải vào tên máy DNS server trong giao diện DNS Console chọn All Tasks > Restart DNS Server.

   Đến đây, bạn đã thiết lập cấu hình hoàn chỉnh DNS server cho mạng LAN Workgroup rồi. Bây giờ các máy có thể trao đổi thông tin với nhau thông qua tên máy mà không cần biết IP của nhau, và cũng không sử dụng phương pháp broadcast thông thường như khi mạng Workgroup không có DNS server. Điều này giúp cải thiện tốc độ hệ thống mạng và đảm bảo việc phân giải tên giữa các máy trơn tru hơn nhiều. Mở command line trên một máy client bất kỳ, gõ lệnh nslookup, bạn sẽ nhân được thông tin là IP của DNS server trong mạng. Gõ tiếp tên một máy bất kỳ trong LAN, ví dụ pc05 chẳng hạn, bạn sẽ nhận được IP và tên đầy đủ của nó, ví dụ là pc05.vdo.com.vn. Điều này có nghĩa DNS server đã phân giải tên được rồi, và cho dù bạn gõ ping pc05 hay ping pc05.vdo.com.vn hoặc gõ IP của nó thì DNS server đều hiểu và phân giải được dễ dàng.

 

DNS - khái niệm và chức năng





DNS là gì ?

     DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kì nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới.

    Phép tương thường được sử dụng để giải thích hệ thống tên miền là, nó phục vụ như một “Danh bạ điện thoại” để tìm trên Internet bằng cách dịch tên máy chủ máy tính thành địa chỉ IP Ví dụ, www.example.com dịch thành 208.77.188.166.

    Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử dụng Internet trong một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng. Bởi vì điều này, World-Wide Web (WWW) siêu liên kết và trao đổi thông tin trên Internet có thể duy trì ổn định và cố định ngay cả khi định tuyến dòng Internet thay đổi hoặc những người tham gia sử dụng một thiết bị di động. Tên miền internet dễ nhớ hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70:: 999: de8: 7648:6 e8 (IPv6).

   Mọi người tận dụng lợi thế này khi họ thuật lại có nghĩa các URL và địa chỉ email mà không cần phải biết làm thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng.

   Hệ thống tên miền phân phối trách nhiệm gán tên miền và lập bản đồ những tên tới địa chỉ IP bằng cách định rõ những máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm đối với tên miền riêng của họ, và lần lượt có thể chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các tên miền phụ. Kỹ thuật này đã thực hiện các cơ chế phân phối DNS, chịu đựng lỗi, và giúp tránh sự cần thiết cho một trung tâm đơn lẻ để đăng kí được tư vấn và liên tục cập nhật.

   Nhìn chung, Hệ thống tên miền cũng lưu trữ các loại thông tin khác, chẳng hạn như danh sách các máy chủ email mà chấp nhận thư điện tử cho một tên miền Internet. Bằng cách cung cấp cho một thế giới rộng lớn, phân phối từ khóa – cơ sở của dịch vụ đổi hướng , Hệ thống tên miền là một thành phần thiết yếu cho các chức năng của Internet. Các định dạng khác như các thẻ RFID, mã số UPC, kí tự Quốc tế trong địa chỉ email và tên máy chủ, và một loạt các định dạng khác có thể có khả năng sử dụng DNS

Chức năng của DNS

    Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Uniform Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm(IPv4). Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình “dịch” tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ “IP” thành “tên” và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ “tên”, không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).

Nguyên tắc làm việc của DNS

-  Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.

- INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.

- DNS có khả năng truy vấn các DNS server khác để có được 1 cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lí. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lí. – DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.
Cách sử dụng DNS

    Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.
Cấu trúc gói tin DNS
  •     ID: Là một trường 16 bits, chứa mã nhận dạng, nó được tạo ra bởi một chương trình để thay cho truy vấn. Gói tin hồi đáp sẽ dựa vào mã nhận dạng này để hồi đáp lại. Chính vì vậy mà truy vấn và hồi đáp có thể phù hợp với nhau.
  •     QR: Là một trường 1 bit. Bít này sẽ được thiết lập là 0 nếu là gói tin truy vấn, được thiết lập là một nếu là gói tin hồi đáp.
  •     Opcode: Là một trường 4 bits, được thiết lập là 0 cho cờ hiệu truy vấn, được thiết lập là 1 cho truy vấn ngược, và được thiết lập là 2 cho tình trạng truy vấn.
  •     AA: Là trường 1 bit, nếu gói tin hồi đáp được thiết lập là 1, sau đó nó sẽ đi đến một server có thẫm quyền giải quyết truy vấn.
  •     TC: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là gói tin có bị cắt khúc ra do kích thước gói tin vượt quá băng thông cho phép hay không.
  •     RD: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là truy vấn muốn server tiếp tục truy vấn một cách đệ qui.
  •     RA: Trường 1 bit này sẽ cho biết truy vấn đệ qui có được thực thi trên server không .
  •     Z: Là trường 1 bit. Đây là một trường dự trữ, và được thiết lập là 0.
  •     Rcode: Là trường 4 bits, gói tin hồi đáp sẽ có thể nhận các giá trị sau:

0: Cho biết là không có lỗi trong quá trình truy vấn.

1: Cho biết định dạng gói tin bị lỗi, server không hiểu được truy vấn.

2: Server bị trục trặc, không thực hiện hồi đáp được.

3: Tên bị lỗi. Chỉ có server có đủ thẩm quyền mới có thể thiết lập giá trị náy.

4: Không thi hành. Server không thể thực hiện chức năng này .

5: Server từ chối thực thi truy vấn.
  •     QDcount: Số lần truy vấn của gói tin trong một vấn đề.
  •     ANcount: Số lượng tài nguyên tham gia trong phần trả lời
  •     NScount: Chỉ ra số lượng tài nguyên được ghi lại trong các phần có thẩm quyền của gói tin.
  •     ARcount: Chỉ ra số lượng tài nguyên ghi lại trong phần thêm vào của gói tin.

RAM máy chủ (server)





RAM ECC là gì ? :

     Một thanh ram có khả năng ECC (Error Checking and Correction) là một thanh ram có khả năng điều khiển được dòng dữ liệu ra và vào nó. Trong quá trình xử lý dữ liệu cpu không xử lý trên rom mà xử lý tất cả data trên ram. Do do, đối với một thanh ram thông thường( non-ecc ) thì trong quá trình truyền tín hiệu ở tốc độ cao thì rất dễ bị đụng độ( crash ).Và khi crash xảy ra thì Ram (non-ecc) phải nạp lại toàn bộ dòng data vì không có khả năng quản lý được dòng dữ liệu. Đối với RAM ECC thì khi crash xảy ra ram ecc chỉ cần yêu cầu gửi lại đúng gói tin( packet ) bị crash. Do đó ,Ram ECC có độ ổn định và hiệu năng rất cao.Tất cả các ram dành cho Server đều đòi hỏi ích nhất ram phải có ECC.

RAM ECC REG là gì (Registered Memory) ?

    Là loại SDRAM có các thanh ghi (register) được gắn trực tiếp trên module nhớ. Các thanh ghi (register) tái định hướng (re-drive) các tín hiệu qua các chip nhớ và cho phép module chứa nhiều chip nhớ hơn. Registered memory và unbuffered memory không thể được dùng chung với nhau trong một máy tính.

Ram FB-DIMM là gì ?

      FB-DIMM (Fully Buffered DIMM) là một công nghệ sản xuất ram với mục tiêu đặt ra là để phục vụ phát triển cho server bằng cách gia tăng tốc độ tối đa dựa trên công nghệ ram server (DIMM-ECC) cũ và tăng tối đa sự ổn định, độ tương thích, và quan trọng nhất là khả năng kiểm tra và sửa lỗi (Error Checking and Correction) gọi tắt là ECC.

    Trở về với FB-DIMM, khác nhau cơ bản giữa thanh ram FB-DIMM và DIMM thông thường chính là FB-DIMM giao tiếp giữa thanh ram và chipset (on mainboard) là dùng tín hiệu SERIAL.Trong khi thanh ram DIMM thông thường sử dụng giao tiếp PARALLEL.

    Việc sử dụng giao tiếp SERIAL thay cho PARALLEL khiến cho FB-DIMM tạo ra một cuộc cách mạng mới bằng cách rút ngắn khoảng cách truyền tín hiệu từ chipset đến ram và cho phép tạo ra nhiều kênh truyền tín hiệu (CHANNELS).Đó là nguyên nhân làm gia tăng tốc độ của FB-DIMM. Với công nghệ của FB-DIMM, nó có thể hổ trợ lên đến 8 thanh ram cho một channel và 6 channel cho 1 chipset. Từ đó, có thể kết luận FB-DIMM hơn hẳn DIMM về tốc độ cũng như dung lượng.

     Việc tạo ra thêm nhiều kênh truyền tín hiệu giúp cho tốc độ gia tăng rất nhiều. Ví dụ : Nếu bạn sử dụng một thanh DDR2-533 (Single Channel) thì tốc độ truyền tải sẽ là 4.300mb/s. Nếu bạn sử dụng 2 thanh DDR2-533 trên 2 kênh ( Dual Channels )thì tốc độ truyền tải sẽ là 8.600mb/s. Nếu bạn sử dụng 4 channels thì tốc độ lúc này là 17.200 mb/s.

     Một khía cạnh quan trọng khác của FB-DIMM là đường truyền tín hiệu và đường nhận tín hiệu là khác nhau . Trong module DIMM đường truyền số liệu và đường nhận số liệu dùng chung . Hệ thống sử dụng FB-DIMM làm tăng cường hiệu quả trong hệ thống riêng của bộ nhớ .

     DDR2 FB-DIMM giống với DDR2 DIMM thông thuờng về mặt kích thước và hình dáng. nhưng điểm khác nhau đáng lưu ý là FB-DIMM có thêm một con chipset gọi là Advanced Memory Buffer. Con chip này giữ vai trò là chip điều khiển ( memory controler ) điều khiễn những con chip nhớ ( memory module ).

     Những thanh ram DDR thường có dạng PC Serialx hoặc DDR2-yyy. Những số yyy chỉ ra được tốc độ tối đa một thanh ram có thể đạt đươc. Ví dụ, thanh DDR400 thì có thể hoạt động ở tốc độ 400mhz hoặc ddr2-667 có thể hoạt động lên đến 667mhz. Nhưng mà đều ta cần nhấn mạnh ở đây là nó không phải là tốc độ thật ( real clock ) của một thanh ram.

     Điều quan trọng thứ 2 là tốc độ truyền tải của thanh ram (transfer rate ) , Những số Serialx chỉ ra tốc độ truyền tải tối đa của thanh ram đó. Với đơn vị MB/s. DDR400 có thể truyền tải data ở tốc độ 3200mb/s, nên người ta dán nhãn là PC3200. DDR2-800 có thể truyền tải data ở tốc độ 6326mb/s, nên người ta dán nhãn là PC6400.
     Quan tâm đến RAM người ta không chỉ quan tâm đến thông số tốc độ (SPEED) và dung lưọng (CAPACITY).Một trong những thông số cực kì quan trọng mà ít người để ý đó là Temporization of the memory, timings or latency. Timings là những thông số như 2-3-2-6-T1, 3-4-4-8 or 2-2-2-5, càng nhỏ thì càng tốt. Tôi sẽ giải thích cụ thể những số này là như thế nào.

    Timing rất quan trọng, timing có thể khiến 2 thanh ram khác nhau hoạt động tốt cùng nhau hoặc có thể khiến 2 thanh ram không hoạt động với nhau đươc.
Timings là thước đo thời gian ram hoạt động hết chu kỳ xử lý của thanh ram.Hãy đưa ra một ví dụ. Một trong những thông số quan trọng nhất của timing là CAS Latency (goi CL hoặc “access time”) nó cho chúng ta biết bao nhiêu lần chu kỳ ram xử lý phải đợi trước khi tiếp tục gửi yêu cầu xử lý tiếp đến cpu. Một thanh ram có thông số CL 4 sẽ đợi 4 chu kỳ trước khi gửi yêu cầu tiếp tục xử lý. Khi 2 thanh ram cùng chạy ở một tốc độ , thanh thứ 2 sẽ chạy nhanh hơn thanh thứ nhất , Vì dữ liệu sẽ đến thanh thứ 2 sớm hơn thanh thứ 1.

   Timing có rất nhiều thông số 2-3-2-6-T1, 3-4-4-8 or 2-2-2-5. Những thông số này càng nhỏ thì hiệu năng của thanh ram càng cao.

Memory Timings
    Những thông tin bao gồm : CL-tRCD-tRP-tRAS-CMD. Mình sẽ giải thích cụ thể như sau.

* CL: CAS Latency: là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu.
* tRCD: RAS to CAS Delay : là thời gian bắt đầu thực hiện dòng lệnh theo chiều ngang rồi đến chiều dọc ( vì dòng lệnh hay data lưu trữ trên ram theo toán matrix )
* tRP: RAS Precharge : Là thời gian bắt đầu hết dòng lệnh này lại cho đến thời điểm bắt đầu dòng lệnh mới.
* tRAS: Active to Precharge Delay : là thời gian thanh ram phải đợi để luồng dữ liệu tiếp theo được nạp.
* CMD: Command Rate. Là thời gian khi chipset chính bắt đầu nhận được dòng lệnh cho đến dòng lệnh đầu tiên được xử lý. thông thường là 1T hoặc 2T

      Thông thường, ta có 2 lựa chon. Một là hiệu chỉnh PC của ta sử dụng chế độ "auto timing". Hai là ta chỉnh cho thấp hơn thông số default , cách hiệu chỉnh này có thể giúp cho máy mình chạy nhanh hơn tuy nhiên có nhiều mainboard không thể chạy ở timing thấp, thậm chí trong một số trường hợp ta phải set cao hơn default mới chạy đươc.

      Như vậy, dựa vào những thông tin trên cơ bản ta đã hiểu được phần nào về RAM. Quay trở lại với FB-DIMM, Thông thường với những thanh ram có ECC, Timings lúc nào cũng lớn hơn NON-ECC nhưng đối với FB-DIMM thì Timing vẫn bằng 1 thanh ram DDR2 thông thường. Với nhiều ưu điểm như vậy FB-DIMM hiện giờ là công nghệ tốt nhất dành cho những hệ thống mạnh và đồi hỏi sự ổn định cao.

     Tuy nhiên, FB-DIMM ko phải là ko có mặt hạn chế. Mặt hạn chế của FB-DIMM là chạy nóng hơn so với thanh ram DDR2 thông thường. Nguyên nhân là do nhiệt xử lý từ con AMB. Do đó FB-DIMM có mặt hạn chế khi OC. Lựa chọn và mua FB-DIMM là một bài toán không dễ. Công nghệ FB-DIMM ra đời vào cuối 2006. Tại thời điểm đó thanh FB-DIMM 512MB có giá hơn 1000usd và thanh lớn nhất là 1GB. Điều đó cho thấy đẳng cấp và chất lượng của FB-DIMM so với ram thường. Ngày nay , FB-DIMM đã tương đối phổ biến ngoài thì trường và với giá cũng rất là dễ chịu. Tốc độ lên đến 800-PC6400 và thanh lớn nhất là 4GB. Với tư cách là một trong những người yêu công nghệ , Tôi lựa chọn FB-DIMM để trang bị cho phòng máy của mình.

      Trên thị trường FB-DIMM gồm có những hãng như Wintec, Adata, Corsair, SuperMicro, Elpida . Tôi đã có có dịp thử và so sánh rút ra một nhận xét như sau.
+ Adata và Elpida sản xuất với giá thành hạ so với những loại khác đánh vào thị trường người dùng bình dân nên hiệu năng ko cao. Tốc độ tương đối ổn định và nóng. Nói chung là chạy default là OK.( MADE IN KOREA OR JAPAN )
+ Corsair : Chạy khá ổn định, timings tốt 5-5-5-12 và ko nóng lắm tuy nhiên khả năng OC ko cao. VDrop 0.3V+ ( MADE IN USA )
+ Super Micro : Timings 5-5-5-16 hoặc 5-5-5-18 tùy vào sử dụng chip samsung hay qimonda . Chạy ổn định, ko nóng lắm nhưng khả năng OC và Performance chưa cao.( MADE IN USA )
+ Wintec : Timings 5-5-5-15 sử dụng chip MicronTechnlogy. Chạy ổn định, mát nhất trong tất cả loại ram trên, khả năng OC và Performance cao nhưng giá thành đắt. ( MADE IN USA )

Phần mềm quản lý máy chủ (server)

     Phần mềm DirectAdmin (DA) là một phần mềm hệ thống xây dựng trên nền hệ điều hành Linux phục vụ cho mục đích quản trị máy chủ lưu trữ website chia sẻ (shared hosting). Website của công ty cung cấp DA là www.directadmin.com. Hệ thống quản lý này không chỉ cho phép người dùng cuối quản trị mà còn hỗ trợ cả các tài khoản đại lý. Sản phẩm sử dụng giao diện web và cung cấp các tính năng quản trị tốt cho những nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web (hosting provider), đại lý và người dùng cuối. DirectAdmin là một hệ thống ổn định đối với các dịch vụ lưu trữ web. Hệ thống DA hướng tới tốc độ trong các tác vụ và tính dễ dùng.



    DA có đủ các thành phần cần thiết phục vụ cho việc quản lý một máy chủ với giao diện đồ họa (GUI). Hệ thống không bị quá tải bởi những chức năng thừa thãi đối với người quản trị máy chủ.

TÍNH NĂNG CƠ BẢN:
  •     Dễ dàng trong quản lý. DA là một hệ thống dành riêng cho các máy chủ chia sẻ, rất dễ dàng trong việc phân chia và quản lý tài nguyên máy chủ.
  •     Tốc độ. DA là hệ thống quản lý nhanh và không đòi hỏi nhiều về tài nguyên so với các hệ thống quản lý máy chủ chia sẻ khác.
  •     Tin cậy. Hệ thống sẽ được phục hồi sau các sự cố nhằm hạn chế thời gian hệ thống hoạt động mà không tạo ra hiệu quả. DA tự động khởi động lại các dịch vụ cần thiết khi dịch vụ đó bị lỗi.


TÍNH NĂNG PHỤC VỤ QUẢN LÝ:
  •     Tạo và thay đổi các tài khoản quản lý và đại lý – Việc tạo lập rất nhanh chóng và dễ dàng với việc thêm các tài khoản đại lý và các tài khoản quản lý phụ.
  •     Gói dịch vụ - Người quản trị có thể tạo ra các gói tài nguyên cho các tài khoản đại lý và phân phối cho các tài khoản người dùng cuối.
  •     Danh sách người dùng – Chức năng cho phép xem danh sách các tài khoản người dùng, sắp xếp và thay đổi thông tin.
  •     Quản trị DNS – Chức năng cho phép tạo, sửa hay xóa bất kỳ bản ghi DNS nào trên máy chủ.
  •     Mục đích sử dụng IP – Cài đặt IP trên máy chủ và quy định mục đích sử dụng IP cho các tài khoản người dùng cuối (IP chia sẻ hay IP riêng).
  •     Thông tin hệ thống – Truy cập tức thời tới thông tin về trạng thái hoạt động của các dịch vụ trên máy chủ.
  •     Thống kê quá trình sử dụng – Thống kê các thông số trạng thái của hệ thống và các thông tin liên quan, thống kê về tài nguyên đã sử dụng.

TÍNH NĂNG CHO ĐẠI LÝ:
  •     Mục đích sử dụng IP – Cài đặt IP trên máy chủ và quy định mục đích sử dụng IP cho các tài khoản người dùng cuối thông qua các tùy chọn có sẵn do quản trị hệ thống quy định (IP chia sẻ hay IP riêng).
  •     Thống kê đối với tài khoản đại lý, đại lý có thể xem thống kê đầy đủ tài nguyên sử dụng đối với tài khoản đại lý của mình và các khách hàng của mình, sắp xếp thông tin theo các tình huống cần phân tích.
  •     Tạo/thay đổi tài khoản – Tạo tài khoản, danh sách, thay đổi hay xóa nhanh chóng và dễ dàng.
  •     Gói tài nguyên – Đại lý có thể tạo các gói tài nguyên riêng của mình và áp dụng cho các khách hàng mà không cần quy định lại mỗi khi tạo tài khoản mới cho khách hàng.
  •     Thêm/thay đổi gia diện – Giao diện của đại lý có thể thêm, thay đổi với mục đích cá biệt hóa bảng điều khiển (control panel).
  •     Thông tin hệ thống – Truy cập tức thời tới thông tin về trạng thái hoạt động của các dịch vụ trên máy chủ.
  •     Tạo ra thông tin máy chủ ảo của mình đối với các khách hàng.


TÍNH NĂNG CHO NGƯỜI DÙNG:
  •     Email – Tạo tài khoản email, cài các luật cho email trên tất cả tên miền do tài khoản quản lý, chuyển tiếp, tự động trả lời, tự động từ chối, lọc, bản ghi MX, webmail, xác thực SMTP.
  •     FTP – Tạo/thay đổi/xóa tài khoản FTP, quy định đăng nhập nặc danh (anonymous), tạo FTP cho tài khoản với tên miền phụ (sub domains).
  •     DNS – Thay đổi DNS, bản ghi A, bản ghi CNAME, bản ghi NS, bản ghi MX và bản ghi PTR.
  •     Thống kê – kiểm tra tài nguyên đã sử dụng (dung lượng và băng thông), nhật ký truy cập site, xem thông tin về tài khoản, thông tin về lượt truy cập qua Webalizer, chạy các ngôn ngữ như CGI, xem các thành phần cài thêm của PHP, Perl, sử dụng PHPMyAdmin..
  •     MS FrontPage – Tối ưu hóa việc sử dụng các website tạo bởi MS FrontPage.
  •     Tên miền phụ (Sub domains) – Tạo/xóa/thống kê tên miền phụ, tạo các tài khoản FTP cho từng tên miền phụ.
  •     Trình quản lý file – Quản lý, sao chép, di chuyển, đổi tên, xóa và thay đổi quyền truy cập, sửa và tạo file.
  •     CSDL MySQL – Tạo/xóa CSDL, tạo tài khoản có quyền truy cập, thay đổi mật khẩu truy cập, sử dụng PHPMyAdmin.
  •     Tạo các bản sao lưu website đầy đủ. Khôi phục website từ các bản sao lưu.
  •     Bảo vệ thư mục – Người dùng có thể tạo tài khoản và mật khẩu để hạn chế quyền truy cập vào một số thư mục nhất định.
  •     Cài đặt xác thực SSL, xem các thông tin về máy chủ, cài đặt các tác vụ định kỳ, liên kết các domain song song

Kiểm tra (check) thông tin tên miền (domain) quốc tế.

      Đối với tên miền đang hoạt động, bạn sẽ cần quan tâm tới một số thông tin. Chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách kiểm tra các thông tin liên quan tới tên miền quốc tế.




1, Thông tin sở hữu và thời gian hết hạn

- Để kiểm tra, bạn gõ whois.com/whois/domain.com trên địa chỉ thanh trình duyệt, nhớ đổi domain.com thành tên miền của bạn. Hầu hết các đuôi tên miền đều có thể kiểm tra tại đây. Trong trường hợp các thông tin hiện ra không đầy đủ mà có liên kết tới các website whois tên miền khác, bạn có thể kiểm tra bằng các địa chỉ sau:
+ Tucows (hay OpenSRS): http://resellers.tucows.com/whois/
+ GoDaddy: http://who.godaddy.com/

- Thông tin khi hiển thị thông thường bao gồm tối thiểu:
+ Ngày đăng ký, ngày hết hạn và ngày cập nhật gần nhất.
+ Chủ sở hữu (Tên, Email, Địa chỉ, Điện thoại).
+ Đơn vị hỗ trợ kỹ thuật (nơi bạn đặt mua hoặc tiếp nhận đăng ký của bạn - Technical Contact).
+ DNS đang sử dụng.

* Các lưu ý:
+ Nếu thông tin chủ sở hữu tên miền có dạng "Contact Privacy Inc.", tức là tên miền này được ẩn thông tin chủ sở hữu. Dịch vụ này là tính phí đối với nhiều nhà cung cấp dịch vụ tên miền quốc tế, nhưng HostVN sẽ cung cấp miễn phí cho khách hàng khi đăng ký tên miền. Vui lòng tạo ticket hỗ trợ để ẩn thông tin người sở hữu tên miền nếu bạn không muốn bị quấy rầy bởi spam hoặc e ngại việc tiết lộ các thông tin của mình qua tên miền.

2, Thông tin DNS (Nameserver) của tên miền

- Khi website hoạt động không ổn định hoặc khi cập nhật giá trị DNS (nameserver) của tên miền, bạn có thể gặp các trường hợp lỗi do update sai thông tin các bản ghi DNS (còn gọi là DNS record). Hãy truy cập địa chỉ intodns.com/domain.com (thay domain.com bằng tên miền hiện tại của bạn muốn kiểm tra).

* Tên miền khi trỏ về hosting sẽ cần ít nhất 3 loại bản ghi DNS: A, CNAME và MX:
+ Bản ghi loại A record sẽ trỏ về IP hosting/vps/server bạn đang lưu trữ website.
+ Bản ghi CNAME có giá trị www sẽ trỏ về domain.com để khi truy cập www.domain.com, nó sẽ tự động chuyển tới domain.com.
+ Bản ghi MX giúp tên miền có thể nhận các email @domain.com.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Google chi hơn 500 tỷ đồng để mua tên miền (domian) .app

Google đã mua tên miền website có đuôi .app tại một cuộc đấu giá được tổ chức bởi cơ quan giám sát hoạt động mạng, với mức giá lên tới 25 triệu USD (khoảng hơn 500 tỷ đồng). 






Đây được coi là mức giá cao nhất cho một tên miền website từ trước tới nay.

Cơ quan quản lý tên miền quốc tế (ICANN) sẽ triển khai các tên miền web tùy biến mới và bán đấu giá chúng. Các tên miền có đuôi như .baby, .tech, .salon và .VIP cũng đã được bán trước đây. Các hậu tố này được gọi chung là các tên miền mức cao nhất (gTLD). 


Trong hồ sơ dự thầu, Google sở hữu công ty Charleston Road Registry cho biết, kế hoạch của họ sử dụng tên miền này cho các nhà phát triển ứng dụng.

Các gTLD được đề xuất sẽ cung cấp cho các nhà phát triển ứng dụng khả năng tùy biến tên miền và áp dụng tên website để báo hiệu cho người dân nói chung sử dụng Internet biết rằng, các website có đuôi .app liên quan đến các ứng dụng và các nhà phát triển ứng dụng, công ty này viết trong hồ sơ dự thầu.

Điều này sẽ giúp người dùng Internet biết được nơi họ có thể tìm thấy các ứng dụng và thông tin về các nhà phát triển.

Trước đây tên miền .baby đã được hãng dược phẩm Johnson & Johnson mua với giá hơn 3 triệu USD để sử dụng cho website về các sản phẩm trẻ em. Hãng Dot Tech LLC đã mua tên miền .tech với giá 6,76 triệu USD.

Tất cả các khoản thu được thông qua bán đấu giá tên miền sẽ được ban quản trị ICANN nắm giữ và sử dụng thông qua tham vấn với cộng đồng, tổ chức này cho biết.

Hồi năm ngoái, ngành công nghiệp rượu vang Pháp đã bày tỏ lo ngại về việc tạo ra tên miền .wine và .vin mà theo lập luận của họ có thể ảnh hưởng đến các thỏa thuận thương mại hiện có đối với các sản phẩm trong khu vực như rượu sâm banh. Tuy nhiên, việc tùy biến các tên mức cao nhất vẫn được ICCAN triển khai và bán đấu giá ra thị trường. ). 

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Internet đã phát triển đến 288 triệu tên miền (domain)




VeriSign, Inc - Công ty hàng đầu trên thế giới về tên miền và an ninh mạng cho biết, có 4 triệu tên miền đã được đăng ký mới trên Internet trong quý 4/2014, nâng tổng số tên miền được đăng ký lên 288 triệu trên toàn thế giới, gồm tất cả các tên miền cấp cao (Top-level Domain – TLD).
Mức gia tăng bốn triệu tên miền trên toàn cầu này tương đương với tỷ lệ tăng trưởng 1,3 % so với quý 3/2014. Lượng đăng ký trên toàn thế giới đã tăng thêm 16,9 triệu, đạt 6,2 % so với cùng kỳ năm trước.

Các tên miền cấp cao .com và .net đã tăng trưởng toàn phần trong quý 4/2014, đạt tổng số khoảng 130,6 triệu tên miền trong cơ sở tên miền cho .com và .net, tăng 2,7 phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến ngày 31/12/2014, cơ sở các tên miền được đăng ký dạng .com tương đương 115,6 triệu, trong khi .net tương đương 15,0 triệu. Tổng đăng ký mới cho .com và .net đạt 8,2 triệu trong quý 4/2014. Trong quý 4/2013, tổng đăng ký mới cho .com và .net đã đạt 8,2 triệu.


Tên miền (domain) "người lớn"- vấn đề của các thương hiệu nổi tiếng!


Apple và Microsoft được cho là đã âm thầm mua trước một số tên miền "người lớn" có phần mở rộng như .adult, .sucks, .porn... nhằm tránh trường hợp thương hiệu của họ bị ảnh hưởng xấu sau này.



TheoNeowin, Microsoft đã đăng ký mua ba tên miền "người lớn" gồm: Microsoft.porn, Office.porn và Office.adult. Động thái này của Microsoft là nhằm hạn chế khả năng trong tương lai, có ai đó sẽ sử dụng những tên miền này vào mục đích xấu làm ảnh hưởng đến thương hiệu của hãng.
Tương tự, Apple cũng đã đăng ký những tên miền liên quan đến các sản phẩm nổi tiếng của hãng như: iPhone.porn, iPhone.adult, iPod.porn, iPod.adult...
Theo CNN, không chỉ các hãng công nghệ lớn mà ca sĩ nổi tiếng Taylor Swift cũng đã tiến hành mua trước một số tên miền "người lớn" có liên quan đến mình như TaylorSwift.porn, TaylorSwift.adult nhằm tự bảo vệ bản thân.
Được biết, trong vài năm trở lại đây, Tổ chức Quản lý tên miền quốc tế (ICANN) đã quyết định tăng số lượng các tên miền (ước tính hiện nay đã có trên 500 tên miền khác nhau), trong đó có nhiều tên miền mang nội dung khiêu dâm như .adult, .sucks, .porn... Các tên miền này sẽ chính thức được mở bán vào đầu tháng 6 tới.

Máy chủ - SERVER là gì?

Trong lĩnh vực điện toán, danh từ máy chủ (server) có thể được hiểu như sau:

    Một chương trình máy tính hoạt động như một dịch vụ để phục vụ những nhu cầu hay những yêu cầu từ những chương trình khác (từ các máy tính khác, được hiểu theo ngôn ngữ chuyên môn là client). Chương trình trên máy chủ và các chương trình của máy con có thể cùng hoạt động chung trên một máy tính hoặc trên nhiều máy tính khác nhau.
    Một máy tính có thể cung cấp một hay nhiều dịch vụ để phục vụ nhu cầu cho những máy tính khác trên cùng một hệ thống mạng.
    Một hệ thống phần mềm hay phần cứng như máy chứa cơ sở dữ liệu (database server), máy chủ chứa các tập thông tin (file server), máy chủ thư điện tử (mail server),...



Đối với mạng máy tính, một máy chủ là một chương trình hoạt động xử lý các yêu cầu cho mạng máy tính đó. Một máy chủ cũng có thể được xem như hệ thống xử lý với một hoặc nhiều chương trình hoạt động trên đó.

Một hệ thống máy chủ có thể là một máy tính, hoặc kết hợp nhiều máy tính liên kết với nhiều máy tính khác hay những thiết bị kỹ thuật khác. Hệ thống máy chủ cung cấp những dịch vụ cơ bản xuyên suốt trong hệ thống mạng, những private users trong những hệ thống tổ chức lớn hoặc public users trên hệ thống internet. Ví dụ, khi bạn nhập vào một câu truy vấn tìm kiếm trên các bộ máy tìm kiếm, yêu cầu truy vấn này sẽ được gửi từ máy tính của bạn đến những máy chủ chứa thông tin những trang web tương ứng thông qua mạng internet. Các máy chủ này sẽ xử lý các truy vấn của bạn và trả về kết quả phù hợp trở lại trên máy tính của bạn.

Có nhiều loại máy chủ có chức năng chuyên dụng như máy chủ web, máy chủ in ấn, máy chủ cơ sở dữ liệu. Các máy chủ doanh nghiệp thì được sử dụng để phục vụ cho việc kinh doanh và thương mại.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

VPS và những vấn đề thắc mắc

  • VPS và Cloud VPS khác nhau như thế nào?
    VPS (Virtual Private Server)Máy chủ ảo: là máy chủ chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ một máy chủ vật lý. Máy chủ ảo được hình thành thông qua phương pháp phân vùng một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Mỗi máy chủ ảo có thể chạy hệ điều hành riêng, CPU, bộ nhớ, ổ cứng lưu trữ... với đầy đủ các tính năng quản lý cao nhất và sử dụng cấu hình riêng biệt .
    Cloud VPS: là máy chủ ảo được triển khai trên nền điện toán đám mây, hoạt động trên nhiều kết nối Server vật lý khác nhau. Điều này cho phép bạn có thể truy cập nhanh đến một nguồn cung cấp không giới hạn, môi trường lưu trữ truyền thống các nguồn tài nguyên này thường bị giới hạn trong một server vật lý. Chi phí của bạn được xác định bởi số lượng Node tài nguyên lựa chọn của bạn bao gồm của CPU, RAM, không gian lưu trữ và băng thông hàng tháng.
  • Bạn cần biết bao nhiêu kiến thức về kỹ thuật khi sử dụng?
    Hệ thống VPS của Nhanhoa.com rất dễ dàng để bạn cấu hình hay chạy các ứng dụng đã được cài đặt sẵn. Bạn sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc duy trì máy chủ mà bạn đang sử dụng. Do đó chúng tôi khuyên bạn nên dành thời gian tìm hiểu để đạt được một sự hiểu biết cơ bản về các hệ điều hành mà bạn đang sử dụng.



  • Tôi có thể làm những gì với VPS của tôi?
    Bạn có thể lưu trữ, cài đặt, cấu hình hoặc chạy bất kỳ ứng dụng nào mà bạn muốn trên máy chủ của bạn, bao gồm lưu trữ web, ứng dụng Rails, hoặc thậm chí ứng dụng hệ thống mã nguồn mở Asterisk trên hệ thống IP... Bạn sẽ có quyền cao nhất khi truy cập vào máy chủ, vì vậy không có giới hạn việc cài đặt hay chạy các phần mềm ứng dụng, miễn là nó không vi phạm điều khoản dịch vụ của chúng tôi.
  • Tôi có thể nâng cấp một VPS hiện tại không?
    Rất dễ dàng để nâng cấp một VPS. Bạn chỉ gửi yêu cầu cho chúng tôi để được hỗ trợ nâng cấp máy chủ VPS theo yêu cầu. Hệ thống server của bạn sẽ tạm ngừng hoạt động để nâng cấp và tự hoạt động trở lại sau đó.
  • Làm thế nào để bạn sao lưu dữ liệu?
    Việc sao lưu dữ liệu tùy theo nhu cầu của bạn (hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng hoặc tại thời điểm bạn mong muốn). Trên mỗi máy chủ đều có các ứng dụng cho bạn đặt lịch để sao lưu (ntbackup – windows server hay các modules backup trên Linux khi bạn cài đặt thêm các control panel để quản lý). Bạn cũng có thể sử dụng các scripts viết riêng để thực hiện sao lưu.
  • Làm thế nào nhận được nhiều IP?
    Với mỗi máy chủ bạn có thể chạy với nhiều địa chỉ IP khác nhau tùy theo nhu cầu. Để cấp thêm IP bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để làm thủ tục mua thêm.