Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Tên miền (domain) cấp 2 tại Việt Nam

Internet đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống và khái niệm tên miền cũng không còn xa lạ nữa. Nhưng tên miền cấp hai .vn vẫn còn chưa thật gần gũi với người sử dụng Internet. Bởi trước đây, chỉ có một vài Website cấp bộ mới được đặc cách sử dụng. Giờ đây, cùng với sự ra đời của quyết định 27 Bộ BCVT, loại tên miền này sẽ được cấp phát rộng rãi cho nhiều đối tượng...



Ông Lê Nam Trung, Trưởng phòng kinh tế - thống kê, Trung tâm Internet Việt Nam, cho biết: “Tên miền cấp 2 ở Việt Nam là tất cả tên miền có thành tố nó nằm ngay dưới đuôi chấm vn (.vn) cấp cao mã quốc gia của Việt Nam. Tên miền www.vtv.vn của Website VTV là tên miền cấp 2. Tên miền cấp 3 thì có thể là cấp tiếp theo ở phía dưới như là vtv.org.vn”.

Theo khái niệm trên, chắc chắn tên miền cấp hai ngắn gọn hơn các loại tên miền khác. Và thực tế, trên thế giới, đã có nhiều nước sử dụng tên miền cấp hai. Những tên miền .CN của Trung Quốc, hay .IT của Italia, .IN của Ấn Độ… đã trở nên quen thuộc trên toàn thế giới.

Ưu điểm này có thể là nguyên nhân đầu tiên khiến những chủ thể sở hữu Internet quyết định tự định danh mình trên thế giới ảo bằng một tên miền cấp hai. Mặt khác, với việc xuất hiện loại tên miền mới, người dùng cũng được đứng trước nhiều sự lựa chọn hơn để có thể tìm cho mình một tên miền đẹp. Theo ông Trung, ngoài việc cung cấp thêm những lựa chọn cho cộng đồng trong quá trình khai thác, sử dụng Internet, tên miền cấp 2 còn là một phần để giúp cho những người sử dụng Internet tham chiếu và tìm kiếm đến những đối tác của mình nó nhanh hơn khi những thành tố mà gõ lên những trang địa chỉ ngắn hơn...

Nhưng, chừng ấy ưu điểm thì cũng nảy sinh chừng ấy thử thách, mà những chủ thể quyết định sử dụng tên miền cấp hai.vn có thể phải đối mặt. Việc tên miền quá ngắn gọn khiến hệ thống tên miền có nguy cơ bị biến thành một "nồi lẩu" bởi trước đây chỉ cần nhìn vào một tên miền cấp ba, người ta có thể biết chủ thể của nó hoạt động trong lĩnh vực nào. Bây giờ tất cả sẽ được giản lược và thông tin mà tên miền cấp hai.vn đem đến chỉ là: tên miền ấy đến từ Việt Nam.

Đành rằng, việc định danh tên miền bằng đuôi chấm vn cũng là một cách để giới thiệu thương hiệu mang bản sắc Việt Nam… Nhưng cũng không thể phủ nhận khi mang tên miền mã quốc gia chấm vn, chủ thể sở hữu đó sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các tên miền của các quốc gia khác khi hoà nhập vào thị trường Internet quốc tế. Bởi mỗi quốc gia đều có thể dễ dàng cho ra đời loại tên miền mang mã nước mình.

Tuy thực tế cho thấy rằng lượng đăng ký xin cấp phép tên miền cấp hai .vn ngày càng lớn nhưng cơn sốt tên miền thực sự liệu có xảy ra hay nó chỉ là một cơn sốt giả khi mà nhiều khách hàng xin đăng ký không phải xuất phát từ những nhu cầu thực của họ.

Trang web 24h.com.vn là một ví dụ. Trang web này đang mang một tên miền cấp 3 và tên miền ấy đang dần quen thuộc với độc giả nhưng những người lãnh đạo 24h.com.vn vẫn quyết định đăng ký xin cấp tên miền cấp hai như một sự bắt buộc. Theo đó, nếu được duyệt, 24h.com.vn sẽ được đổi thành 24h.vn - một tên miền đơn giản hơn nhưng cũng đồng nghĩa với những rắc rối mới... Ông Phan Minh Tâm, Chủ tịch hội đồng quản trị trang Web 24h.com.vn, cho biết: “Bản thân người dùng vẫn còn đang lẫn lộn giữa cái .com với .com.vn... thì việc phát sinh thêm cái tên miền.vn sẽ làm cho... khả năng lẫn lộn ngày càng nhiều hơn. Các doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí cho cái việc bảo vệ cái thương hiệu của mình bằng cách lại phải mua các cái tên miền gây ra sự nhầm lẫn đó. Vô hình trung là các doanh nghiệp lại phải chịu thêm một cái chi phí.”

Đó là ý kiến từ phía khách hàng, những người có thể sẽ gắn bó thương hiệu của mình với một tên miền cấp hai.vn. Chưa thể nói là quyết định cấp phép tên miền cấp hai.vn đã hoàn hảo, song nhà cung cấp và phân phối loại tên miền này vẫn đầy lạc quan và hy vọng sẽ có một cuộc cách mạng từ đây. Ông Lê Nam Trung cho biết: “Cùng với các dịch vụ băng thông rộng, những cái ứng dụng mới thì nó sẽ tạo nên một cái việc phát triển Internet. Theo dự đoán của chúng tôi thì tên miền cấp 2 sẽ phát triển rất là mạnh."

Những trang web nổi tiếng từng thay đổi tên miền (domain) trước khi “thành danh”

Những tên miền như Google.com hay Facebook.com… đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên ít ai biết rằng trước khi trở nên nổi tiếng như hiện nay, không ít trang web lớn đã từng mang những tên miền xa lạ và khó nhớ.




Google.com

Trước khi được biết đến trên toàn thế giới và là công cụ tìm kiếm số 1 hiện nay, Google thực chất chỉ là một sản phẩm mẫu của 2 chàng nghiên cứu sinh của trường đại học Stanford, Sergey Brin và Larry Page.

2 nhà đồng sáng lập này đã sử dụng tên miền của Stanford để chạy công cụ tìm kiếm của mình. Tên miền đầu tiên của Google là Google.Stanford.edu. Sau đó, cả 2 đăng ký tên miền Google.com vào tháng 9/1997 trước khi chính thức ra mắt công cụ tìm kiếm vào năm 1998.

Hiện trang web Google.Stanford.edu sẽ tự động chuyển về trang web tìm kiếm của trường Đại học Stanford.

Facebook.com
Những trang web nổi tiếng từng thay đổi tên miền trước khi “thành danh”

Với hơn 1 tỷ người dùng, tên miền Facebook.com đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, trong thời gian đầu mới ra mắt, nhà sáng lập Mark Zuckerberg đã chọn cho mạng xã hội của mình tên miền TheFacebook.com.

Tên miền này được Zuckerberg dựa trên tên gọi viết tắt về một cuốn sách ảnh được phát hành trong nội bộ trường đại học Harvard, với nội dung gồm tên và ảnh của các sinh viên để giúp họ có thể làm quen với nhau. Trong một lần thay đổi lại thiết kế trên mạng xã hội này vào tháng 8/2005, nhóm phát triển đã quyết định đơn giản hóa tên gọi bằng cách đổi tên miền trang web thành Facebook.com.

Được biết, Facebook đã phải bỏ ra số tiền lên đến 200.000 USD để mua lại tên miền “Facebook.com” do thời điểm đó nó đã thuộc sở hữu của một người khác.

Hiện tại tên miền TheFacebook.com vẫn hoạt động và tự động chuyển về Facebook.com.

Twitter.com

Những trang web nổi tiếng từng thay đổi tên miền trước khi “thành danh”

Cũng tương tự như Facebook, “tiểu blog” Twitter cũng từng mang một tên miền khác trước khi được biết đến với tên miền Twitter.com.

Cụ thể, ban đầu 3 nhà đồng sáng lập Jack Dorsey, Evan Williams và Biz Stone đã chọn tên miền cho dịch vụ mạng xã hội của mình là Twttr.com. Vài tháng sau đó, vào năm 2006, 3 nhà đồng sáng lập đã bỏ ra số tiền 7.500USD để mua lại tên miền Twitter.com từ một trang web chuyên về các loài chim chóc.

Hiện tại, tên miền Twttr.com vẫn được sử dụng và tự động chuyển hướng về trang web Twitter.com.

Ask.com

Những trang web nổi tiếng từng thay đổi tên miền trước khi “thành danh”

Được ra mắt vào tháng 6/1996 bởi David Warthen và Garrett Gruener, Ask.com ban đầu mang tên miền AskJeeves.com, khá dài và khó nhớ. Đây là công cụ tìm kiếm đầu tiên trên thế giới có khả năng phản hồi các câu hỏi của người dùng, thay vì chỉ tìm kiếm dưới dạng các từ khóa.

Từ "Jeeves" xuất hiện trong tên miền AskJeeves.com là nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của nhà văn nổi tiếng người Anh P.G. Wodehouse. Đến năm 2006, công ty sở hữu quyết định đổi tên miền AskJeeves.com thành Ask.com vừa dễ nhớ, vừa mang ý nghĩa tập trung hơn vào việc mang đến trải nghiệm tìm kiếm cho người dùng.

Tên miền AskJevees.com vẫn hoạt động và tự động chuyển về Ask.com mỗi khi được truy cập.

PerezHilton.com
Đây là một trong những trang blog “lá cải” nổi tiếng nhất thế giới, với những bài viết, những câu chuyện “tán nhảm” về các ngôi sao nổi tiếng.

Ban đầu, Mario Armando Lavandeira, blogger nổi tiếng và chủ sở hữu của trang web đã đăng ký cho mình tên miền PageSixSixSix.com vào năm 2004. Tuy nhiên, sau đó tờ báo New York Post đã kiện Perez Hilton vì tên miền “ăn theo” chuyên mục Page Six của tờ báo này.

Sau đó, Lavandeira quyết định đổi tên miền trang web thành PerezHilton.com, cũng như một cách chơi chữ để “đá đểu” cô nàng “tóc vàng” Paris Hilton nổi tiếng.

Hiện trang web PageSixSixSix.com sẽ tự động chuyển hướng về trang web của New York Post.
NBCNews.com

Những trang web nổi tiếng từng thay đổi tên miền trước khi “thành danh”
NBCNews.com là một trong những trang web nổi tiếng vừa thay đổi tên miền gần đây.

Ban đầu, trang báo này mang tên miền MSNBC.com, là sự hợp tác về truyền thông giữa Microsoft và hãng tin NBC. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác này đã kết thúc vào tháng 7/2012 và NBC đã quyết định đổi tên trang web thành NBCNews.com.

Hiện tại, khi truy cập vào tên miền MSNBC.com sẽ tự động chuyển hướng đến trang web NBCNews.com.

PayPal.com

PayPal.com là một trong những dịch vụ thanh toán trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Ban đầu, trang web này được ra mắt với tên miền khá “độc”, X.com.

X.com là dịch vụ thanh toán trực tuyến kết hợp giữa Confinity, công ty chuyên dịch vụ chuyển tiền và X.com, công ty giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại mà các doanh nghiệp phải đối mặt.

Sau một thời gian hoạt động, cuối cùng nhiều ý kiến cho rằng ký tự X mang quá nhiều ý nghĩa, chẳng hạn mang nghĩa bí ẩn, mơ hồ và thậm chí khơi gợi suy nghĩ về các nội dung khiêu dâm. Cuối cùng, Confinity đã quyết định đổi tên dịch vụ của mình thành PayPal và chọn tên miền PayPal.com.

Hiện tên miền X.com vẫn còn đang hoạt động, thuộc sở hữu của công ty thương mại điện tử dưới quyền của eBay. (PayPal cũng thuộc quyền sở hữu của eBay).

Những tên miền (domain) mới lạ "được" tranh nhau

Tổ chức tên miền quốc tế ICANN cho biết họ nhận được tới 13 đơn đăng ký mua .app, thể hiện xu hướng xây dựng ứng dụng cho thiết bị di động đang rất sôi động trên thế giới. Có 11 đơn đề nghị được cấp tên miền .home (gia đình) và .inc (công ty). Tiếp đến là .art (nghệ thuật) với 10 đơn, sau đó là .blog, .book, .shop, .llc, .design, .movie và .music.




Chủ tịch ICANN Rod Beckstrom công bố một loạt tên miền mới tại một sự kiện ở London ngày 13/6. Ảnh: AP.

Chủ tịch ICANN Rod Beckstrom công bố một loạt tên miền mới tại một sự kiện ở London ngày 13/6. Ảnh: AP.

Microsoft và Google sẽ phải "đối đầu" với nhau vì cùng muốn mua .docs và .live. Tuy nhiên, cuộc chiến lớn nhất lại là giữa Google và Amazon khi cả hai cùng đăng ký tới 20 đuôi tên miền giống hệt nhau là .book, .buy, .dev, .drive, .free, .game, .mail, .map, .movie, .music, .play, .search, .shop, .show, .spot, .store, .talk, .wow, .you và .cloud. Đây cũng là hai công ty nộp đơn nhiều nhất với Google là 102 còn Amazon là 76. Microsoft đề xuất 11 tên mới còn Apple gửi đi một đơn duy nhất cho đuôi .apple.

Tổng cộng, ICANN đã nhận được 1.930 thư đăng ký, trong số đó còn có một số tên miền kỳ cục như .wtf, .sucks (câu chửi thề)... hoặc nhạy cảm như .sex, .adult, .porn. Những domain mới sẽ được triển khai đầu năm 2013. Chi phí mua mỗi tên miền cấp cao lên tới 185.000 USD và phí duy trì hàng năm 25.000 USD.

Có thể đăng kí tên miền (domain) lạ vào cuối tháng 6!

 Vẫn là một địa chỉ web như thông thường nhưng thay vì những tên miền .com, .net, .org... như hiện nay, một số doanh nghiệp sẽ được dùng chính thương hiệu của mình, ví dụ: .toyota; .nike, .sydney...

Theo thông báo của Tổ chức tên miền quốc tế (ICANN), kể từ cuối tháng 6/2011, các tên miền dạng này sẽ được cung cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và chính phủ.



Chế độ tên miền mới sẽ mở ra cơ hội cho ngành công nghiệp 5 tỉ USD vào tháng 6 tới, khi ICANN bắt đầu nhận đăng ký tên miền độc đáo.

Tên miền độc đáo bắt đầu sau dấu chấm trên địa chỉ internet. Hiện nay phần lớn chúng là .com hoặc .org, .net. Chế độ mới cho phép xuất hiện các tên đầy mới lạ và độc đáo của công ty, tổ chức, địa danh như là .nike hoặc .hanoi.

"Điều này sẽ mở cổng cái cho các tập đoàn và doanh nhân sở hữu các tên miền quen thuộc, đáng tin cậy, vốn là những tài sản có giá trị trên Internet, và mở đường cho các nguồn doanh thu mới," theo ông Alan Kinderis, CEO của AusREgistry International nói.

Cũng theo ông Kinderis, không có cách nào tốt hơn để tự xác định giá trị bản thân và cam kết với môi trường trực tuyến bằng cách sở hữu thứ tài sản này trên web.

Theo ông, sự bão hòa các tên miền .com chiếm 70% thị trường và 90 triệu tên miền, đã tạo ra sự thiếu cạnh tranh và thiếu lựa chọn.

Chương trình tên miền mới này sẽ giải quyết một số thiếu sót hiện tại bằng cách cho phép xuất hiện các tên miền đã được quy chuẩn, xác nhận, đáng tin, và độc đáo.

Hãy lấy ví dụ về một ngân hàng. Nó sẽ mang đến tính rõ ràng, minh bạch và an toàn cho khách hàng với một thông điệp "Nếu không phải .bank, đó không phải chúng tôi".

Chưa nói đến việc người dùng sẽ tìm thông tin trên mạng dễ dàng hơn mà không cần dùng đến cộng cụ tìm kiếm, vì tất cả họ cần nhớ là thetindung.vietcombank, chẳng hạn.

ICANN dự định khởi động chương trình này giữa tháng Sáu và kéo dài thời hạn đăng ký đến tháng Mười, sau đó người tham gia sẽ có 60 ngày để nộp hồ sơ với ICANN.

Với giá tối thiểu là 185.000 USD mỗi lần đăng ký, các tên miền mới sẽ nằm ngoài tầm của rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ.

Xuất hiện nhiều tên miền (domain) tiếng Việt "lạ"

Đã xuất hiện nhiều tên miền tiếng Việt như vậy trong số gần 130.000 tên miền tiếng Việt có dấu đã được đăng ký, sau gần hai tuần chính thức cho phép đăng ký trực tuyến tên miền tiếng Việt.



Ông Trần Minh Tân, Phó giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), nói các tên miền tiếng Việt có “nhạy cảm” hay không là do cách hiểu, cách suy diễn của mọi người, điều quan trọng là ở nội dung trong tên miền đó thể hiện ra sao. Và theo quan điểm của VNNIC, thì người dùng đều có quyền đăng ký và được cấp phát những tên miền, miễn là đáp ứng đầy đủ thông tin khi đăng ký.

Tuy nhiên, vị Phó giám đốc VNNIC cũng cho biết, những tên miền nào gắn với các bộ phận kín của cơ thế hoặc trái với thuần phong mỹ tục sẽ bị VNNIC hậu kiểm và thu hồi. Trước khi cá nhân chính thức được sử dụng tên miền tiếng Việt có dấu mà mình đã đăng ký, VNNIC sẽ xem xét, nếu vi phạm thì sẽ bị bộ phận kỹ thuật xóa ngay.

Theo thống kê của VNNIC, đơn vị trực tiếp triển khai cấp phép tên miền tiếng Việt miễn phí, do được cấp phát miễn phí nên mỗi ngày số lượng đăng ký tên miền tiếng Việt có dấu đều rất lớn. Ngay ngày đầu tiên cấp phát (28/4), cả bốn địa chỉ đăng ký tên miền tiếng Việt miễn phí gồm: tenmientiengviet.vn, tênmiềntiếngviệt.vn, ten.vn và tên.vn đã xảy ra tình trạng nghẽn mạng, tốc độ truy cập rất chậm hoặc gần như không truy cập được.

Tính đến chiều 29/4, sau một ngày cấp, số lượng tên miền đăng ký đã lên tới hơn 30.000. Đặc biệt, chỉ từ chiều 29 đến trưa 30/4, số lượng đăng ký đã hơn 50.000. Những ngày qua, số lượng tên miền vẫn tăng lên theo từng ngày với số lượng hàng nghìn để… giữ chỗ.

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Lợi ích của nền tảng điện toán đám mây (cloud server)

       Có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng điện toán đám mây để quản lý hạ tầng CNTT, một lý do quan trọng trong số đó chính là an toàn dữ liệu. Những ưu điểm của nền tảng điện toán đám mây mà ông Ru nêu ra, tuy không mới nhưng luôn là trọng tâm của mọi hệ thống điện toán đám mây.




An toàn dữ liệu:

An toàn dữ liệu là mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Ở một số quốc gia còn có quy định rất rõ ràng về việc lưu trữ và truyền tải thông tin dữ liệu đối với các nhà cung cấp dịch vụ.

Dễ nhận thấy rằng, việc lưu trữ ở một trung tâm dữ liệu vật lý tồn tại khá nhiều rủi ro: Hỏng phần cứng, lỗi người dùng, virus xâm nhập, thiên tai… Khi đó, hệ thống phải có cơ chế sao lưu tự động hàng ngày tại trung tâm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, onsite và offsite.

Tính sẵn sàng:


Trước đây, nhiều doanh nghiệp e ngại điện toán đám mây vì họ sợ những gì không quản lý trực tiếp được. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ sâu hơn, việc mua một hay nhiều máy chủ đặt ở văn phòng để lưu trữ web, email, lưu trữ dữ liệu, chạy phần mềm, ứng dụng… và điều hành bởi những nhân viên IT thông thường không thể đem lại tính sẵn sàng cao bằng nguồn tài nguyên từ hạ tầng điện toán đám mây công nghệ cao, được phân phối qua internet và được các chuyên gia kỹ thuật giám sát 24/24.

Kiến trúc đặc thù của điện toán đám mây cho phép tập trung những nguồn tài nguyên nhàn rỗi trong hệ thống để xử lý công việc ở nơi thiếu hụt, nâng hiệu suất lên 3-5 lần. Bên cạnh đó, khi một máy chủ trong hệ thống gặp sự cố thì máy chủ kế tiếp sẽ tự động thay thế và tăng công suất hoạt động lên, đảm bảo hệ thống có thời gian "sống" đến 99.99%.

Tốc độ và hiệu suất:

Lấy ví dụ ngay từ trung tâm dữ liệu của Long Vân, ông Ru cho biết, hệ thống này được xây dựng theo chuẩn Tier 3 - tiêu chuẩn cao nhất khi đánh giá một trung tâm dữ liệu. Hạ tầng cho tốc độ truyền tải 10Gb/s và có thể mở rộng lên 40Gb/s tuỳ theo nhu cầu của khách hàng.

Tốc độ và hiệu suất có thể khác nhau ở các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, nhưng việc chọn lựa một hệ thống có tốc độ và hiệu suất cao sẽ mang lại nhiều lợi ích: Truy cập nhanh, hạn chế nghẽn băng thông,...

Khả năng mở rộng:
Nhu cầu tài nguyên của doanh nghiệp bạn hiện tại là bao nhiêu? 5 năm nữa là bao nhiêu? 10 năm nữa là bao nhiêu?

Đa số doanh nghiệp sẽ dễ dàng trả lời được câu số 1, ngập ngừng ở câu thứ 2 và không thể trả lời được câu thứ 3. Điện toán đám mây vẫn được xem là biểu tượng của sự linh hoạt. Mỗi khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hay thu hẹp, họ có thể yêu cầu nhà cung cấp tiến hành chỉ trong vài phút. Họ không còn phải lãng phí một lượng lớn tài nguyên chỉ để dự trù cho nhu cầu trong tương lai mà không biết chính xác là bao nhiêu.

Vấn đề chi phí:

Chi phí là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bỏ ra một khoản chi phí lớn để đầu tư mua máy chủ chỉ là sự khởi đầu, họ còn phải xây dựng không gian đầy đủ điều kiện về điện, độ ẩm, nhiệt độ để chứa máy chủ, chi trả phí bản quyền cho phần mềm, ứng dụng và phải thuê nhân viên IT để vận hành bộ máy đó. Đây là giải pháp rất tốn kém.

Khi chuyển lên điện toán đám mấy, các khoản chi phí đó sẽ không còn là mối lo ngại nữa vì hạ tầng và đội ngũ nhân viên vận hành sẽ do chính nhà cung cấp dịch vụ đảm nhiệm.

Những điều cần nhớ khi sử dụng điện toán đám mây cho doanh nghiệp

Khi chuyển đổi các hoạt động của doanh nghiệp sang điện toán đám mây, các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cần triển khai một kế hoạch chiến lược để đáng giá những thách thức tiềm năng họ có thể đối mặt.




Trong khi những lợi ích của việc chuyển đổi các quy trình kinh doanh sang một số cấu trúc điện toán đám mây đã rất rõ ràng cũng như có vô vàn các công cụ đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư khi triển khai điện toán đám mây thì những rủi ro tiềm ẩn của việc chuyển đổi này lại bị xem nhẹ.

Với các doanh nghiệp cỡ vừa, quyết định đánh giá bất kì ứng dụng điện toán đám mây nào đều nên thuộc về một ban đánh giá và dự phòng rủi ro. Ban chuyên môn này ngoài giám đốc điều hành và chiến lược công nghệ còn cần có chủ doanh nghiệp, chuyên gia quản trị rủi ro, chuyên gia pháp luật, chuyên gia chiến lược doanh nghiệp để xem xét những rủi ro sau đây:

1. Truy cập dữ liệu riêng tư: Trong sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp hiện nay, mỗi công ty cần làm mọi cách để bảo vệ sự an toàn và toàn vẹn của dữ liệu. Trong quá trình chuyển đổi sang điện toán đám mây, ban lãnh đạo phải xác định một kế hoạch chi tiết để đảm bảo tài liệu được an toàn trong suốt và sau quá trình chuyển đổi. Trước khi quy trình này được tiến hành, cần có một nghiên cứu để lựa chọn những công cụ đánh giá chủ chốt về cấu trúc bảo mật và báo cáo cuối cùng cần vạch ra những chính sách để quản lí truy cập và tách riêng trách nhiệm của người dùng, cả hai trên các ứng dụng điện toán đám mây mới cũng như những điểm trên giao diện giữa hệ thống cloud mới và trên hệ thống ứng dụng cũ. Điều này còn quan trọng hơn nữa nếu cơ sở thiết bị được thuê từ nhà cung cấp đám mây cho nhiều bên thuê.      

2. Tính sẵn có của nền tảng: Ban lãnh đạo doanh nghiệp phải là người quyết định sự có mặt của điện toán đám mây có quan trọng trong hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm định hình, triển khai kế hoạch phát triển chứ không phải đội ngũ IT. Với tất cả các quy trình liên quan tới khách hàng và doanh thu, mọi nguyên nhân có thể khiến nền tảng không sẵn có phải được xác định. Giải pháp dự phòng, liên kết với nhà cung ứng đám mây hay là đội ngũ IT nội địa tự phát triển, cần được lựa chọn trước khi quyết định chuyển đổi được chốt hạ. Với đối tượng ngoài doanh nghiệp và các quy trình liên quan tới người dùng thì sự sẵn có nghĩa là phải có những tiêu chuẩn hồi đáp, tương tác trong các giao dịch quan trọng bởi một trải nghiệm không tốt với website công ty có thể ngăn cản khách hàng ở lại và tìm hiểu thêm. Khía cạnh thứ hai của sự sẵn có là tính mở của các lựa chọn trong tương lai. Ban lãnh đạo cần đảm bảo rằng doanh nghiệp của họ sẽ luôn nắm quyền sở hữu các dữ liệu chủ và dữ liệu chuyển đổi trên hệ thống điện toán đám mây và nếu doanh nghiệp muốn kết thúc hợp đồng với nhà cung ứng đám mây hay nhà cung ứng dừng hoạt động, ngừng cung cấp dịch vụ thì dữ liệu vẫn có thể di chuyển ra ngoài tại một thời điểm sau đó với chi phí tài chính, quản lí tối thiểu.

3. Tính đồng bộ của các quá trình: Lợi nhuận từ bất cứ một sự phát triển phần mềm kinh doanh nào đều phụ thuộc vào sự kết nối tỉ mỉ giữa các quy trình kinh doanh và các tương tác với dữ liệu, người dùng trong ứng dụng được sử dụng. Cấu trúc điện toán đám mây sẽ gây nhiều thử thách cho quá trình chuyển đổi bởi không có cách nào để tùy chỉnh ứng dụng cloud cho từng cá nhân. Ban lãnh đạo cần vạch ra mọi quy trình sẽ được chuyển đổi sang hệ thống của nhà cung cấp đám mây và sửa đổi hợp lí trước khi quyết định sẽ chuyển đổi chứ không phải sau đó, khi gặp phải những vấn đề phát sinh. Họ cũng cần xác định rõ ràng những quy trình nào sẽ được chuyển đổi để đồng bộ được những quy trình mới với cấu trúc hiện hành, đồng thời đảm bảo không có một cấu trúc ứng dụng hay hệ thống hiện hành không được đầu tư đúng mức. Tất nhiên điều này sẽ dễ dàng giải quyết hơn nếu phần nào hệ thống hiện hành đã được một nhà cung ứng đám mây hỗ trợ.

4. Sự chấp nhận từ các nhân viên: Sự thành công của mọi dự án IT còn tùy thuộc vào sự đón nhận và phản ứng của người dùng sau khi dự án đó đi vào hoạt động. Ban lãnh đạo cần đào tạo kĩ năng mới cho các nhân viên để họ có thể nhanh chóng thích nghi và dự án thành công. Chuyển đổi sang điện toán đám mây lần đầu tiên có thể còn cần một số cài đặt bổ sung. Cuối cùng khi những ứng dụng nội bộ được chuyển sang cloud, mức độ thành công còn tùy thuộc vào sự tinh giản của công việc. Nhiều người sẽ nhận ra công việc của họ được tổ chức lại sau một thời gian. Các nhà lãnh đạo cần đảm bảo các nhân viên sẽ dùng hệ thống mới nắm bắt được kịp thời quy trình làm việc mới và nhanh chóng thích nghi với hệ thống điện toán đám mây.

Trong suốt một thời gian dài, các doanh nghiệp đã để đội ngũ IT nội bộ quản lí mọi quy trình hoạt động. Chuyển đổi các quy trình IT sang một hệ thống đánh giá rủi ro, thiết lập dự phòng có năng lực, trách nhiệm cũng như áp dụng những lưu ý trên sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai việc phát triển ứng dụng trên điện toán đám mây – quy trình không thể tránh được trong tương lai.

Giải pháp lưu trữ và hệ thống máy chủ (server) cho doanh nghiệp

 Giải pháp lưu trữ  và hệ thống máy chủ (Storage Solutions & Data Center)



- Hiện nay IDC cung cấp các máy chủ PowerEdge thế hệ thứ 12 (thế hệ mới nhất hiện nay của DELL) như: PowerEdge R720, R720dx, R620, M620, T620, M1000     



- Các máy chủ PowerEdge thế hệ thứ 12 mới được thiết kế để tối đa hóa hiệu quả hạ tầng, với những tính năng vượt trội:



+ Tăng hiệu suất trên mỗi oát (watt) điện lên đến 101 lần so với những máy chủ của Dell cách đây 10 năm, cho phép các trung tâm dữ liệu lớn có thể tiết kiệm lên đến 1,8 triệu USD năng lượng trên từng máy chủ mỗi năm.

 

+ Việc mở rộng Fresh Air cho tất cả các máy chủ PowerEdge thế hệ thứ 12 là dựa trên phản hồi của các khách hàng. Hoạt động của máy đạt đến nhiệt độ cao nhất (113° F/45°C) được bảo hành trong các máy chủ chính trong ngành và có thể tiết kiệm vốn đầu tư ước tính là 3,000,000 USD.



 + Hệ thống làm mát trong máy chủ dòng R720 và T620 sử dụng ít năng lượng hơn. Năng lượng làm mát hệ thống tương đương với năng lượng cung cấp của một cái đèn ngủ.



 + OpenManage Power Center - tận dụng Node Manager được phát triển bởi Dell và Intel - kiểm soát và tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng ở máy chủ, dòng rack, row và room từ một giao diện duy nhất

 

+ Đơn vị cung cấp năng lượng đầu tiên đạt được giải thưởng cao nhất về hiệu quả năng lượng, theo xác nhận của Titanium, dựa trên thử nghiệm độc lập của 80 PLUS



+ Khả năng tích trữ nhiều gấp 300% so với SQL Virtual Machines trên một rack, cho phép sử dụng trung tâm dữ liệu cao cấp hơn so với các thế hệ máy chủ trước đó của Dell



+ Danh mục đặc biệt của Select Network Adapter nhằm bảo đảm sự đầu tư với lựa chọn mạng I/O, tốc độ kết nối - bao gồm 10GbE cho toàn bộ các dòng sản phẩm và nhà cung cấp, mà không cần sử dụng khe cắm giá trị như PCI đều tích hợp được với iDRAC7 và Lifecycle Controller 2.0.

 

+ Thiết bị tất cả-trong-một mới được xây dựng trên nền máy chủ PowerEdge thế hệ thứ 12, Dell vStart cho Dell Private Cloud, trong đó có phần mềm Dell VIS Creator, cho phép người kinh doanh và sử dụng công nghệ thúc đẩy ứng dụng và cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin. Dell Quickstart Data Warehouse Appliance, dựa trên nền máy chủ PowerEdge mới, sẽ là kho dữ liệu đầu tiên của thiết bị có sẵn trên máy chủ Microsoft SQL 2012, và sẽ giúp người sử dụng giữa thị trường và các phòng ban dễ dàng tổ chức, truy cập và phân tích dữ liệu, cung cấp nhiều thông tin hơn, góp phần đưa ra quyết định.

 

Giải pháp hệ thống máy chủ (server) lưu trữ

   


Giải pháp về hệ thống máy chủ - lưu trữ
HPT có khả năng cung cấp các giải pháp tổng thể về hệ thống máy chủ và lưu trữ cho doanh nghiệp, đặc biệt là các hệ thống lớn, có độ phức tạp cao về thiết kế, triển khai và tích hợp. Với khả năng hiểu biết chuyên sâu các giải pháp cao cấp về máy chủ và lưu trữ của HP, IBM, Dell, Sun, EMC, Hitachi… kết hợp với các sản phẩm/ giải pháp của các hãng sản xuất phần mềm hệ thống hàng đầu khác như Microsoft, Symantec, VMware… HPT có thể:
  •     Thiết kế, lựa chọn cấu hình (sizing), triển khai cài đặt… nhằm xây dựng hệ thống máy chủ - lưu trữ phù hợp với các ứng dụng: File, mail, database, web service, e-commerce, security, billing system…, các ứng dụng chuyên biệt như core banking, core securities, core insurances…
  •     Tư vấn, thiết kế và triển khai các giải pháp chuyên sâu như: Sẵn sàng cao (High Availability), Ảo hóa và phân vùng máy chủ - lưu trữ (Virtualization and Partition), Môi trường đa hệ điều hành (Multiple Operating Environment), các giải pháp cao cấp Điện toán đám mây (Cloud computing), Metro cluster…
  •     Tư vấn, thiết kế và triển khai các giải pháp máy chủ và lưu trữ chuyên dụng cho các trung tâm tính toán (sử dụng các hệ máy tính có khả năng tính toán cao – High performance computing như IBM iDataPlex, HP Cluster platforms…) và cho các hệ thống cơ sở dữ liệu…


 Một số giải pháp tiêu biểu:

    Giải pháp máy chủ - lưu trữ cao cấp, hiệu năng cao: các hệ máy chủ cao cấp HP Integrity, Superdome, IBM p, Z series, HP XP Family storage, các hệ máy chủ chuyên dụng dùng cho xử lý, tính toán…
  •     Các giải pháp phân vùng và ảo hóa, giải pháp điện toán đám mây (Cloud computing)...
  •     Các giải pháp Core OS và Clustering.
  •     Các giải pháp lưu trữ qua Tape – Disk, giải pháp SAN lưu trữ trực tuyến.
  •     Các giải pháp đồng bộ dữ liệu.
  •     Các giải pháp hệ thống – lưu trữ chuyên biệt cho các ứng dụng lõi của khách hàng hay các ứng dụng đặc thù khác: quản trị nội dung, số hóa văn bản…



Ngoài ra, HPT còn có thể cung cấp các dịch vụ cao cấp liên quan đến máy chủ và lưu trữ như:

  •     Dịch vụ cài đặt, cấu hình hệ thống theo yêu cầu.
  •     Dịch vụ bảo trì, hỗ trợ khắc phục sự cố.
  •     Dịch vụ phân tích tải và hiệu năng, tối ưu hóa hệ thống máy chủ và lưu trữ.

HPT đã triển khai thành công nhiều dự án lớn với độ phức tạp cao, sử dụng các sản phẩm, công nghệ cao cấp nhất tại Việt nam như:
  •     Dự án cung cấp máy chủ HP Superdome, hệ thống lưu trữ XP24000 và triển khai hệ thống Metro cluster cho Ngân hàng Kỹ thương Việt nam (Techcombank).
  •     Dự án cung cấp máy chủ HP Superdome cho Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
  •     Dự án cung cấp hệ thống máy chủ phiến mỏng (Blade Server) cho Renesas, Techcombank.
  •     Dự án cung cấp hệ thống lưu trữ cho Seabank.
  •     Dự án cung cấp hệ thống máy chủ, lưu trữ cho Ngân hàng Công thương (Vietinbank), SaigonBank, Ngân hàng Liên Việt…

Giải pháp máy chủ (server) cho doanh nghiệp vừa và nhỏ




Khi nào nên sử dụng máy chủ?

  Khi doanh nghiệp gặp các tình huống sau:
    • Có 2 máy tính trở lên
    • Có đội ngũ nhân viên làm việc cơ động
    • Nhu cầu chia sẻ thông tin giữa các máy tính (các nhân viên) với nhau lớn

Máy chủ FANTOM giúp gì cho doanh nghiệp của bạn?

    • Nhờ có máy chủ, thay vì phải cài đặt một phần mềm ứng dụng nào đó lên từng máy tính trong công ty, bạn chỉ cần cài lên máy chủ rồi kết nối các máy tính đó vào một mạng chung (gọi là mạng nội bộ - LAN). Hay khi cần trao đổi thông tin, cũng không cần phải dùng USB để copy qua lại giữa các máy tính mà chỉ cần đưa lên server, trong một thư mục chung là tất cả các máy tính còn lại có thể truy cập vào.
    • Ngoài ra, máy chủ có cấu hình mạnh và bộ vi xử lý tốt hơn, cùng với khả năng nâng cấp, mở rộng nên hoạt động bền bỉ và ổn định hơn, tránh việc thông tin bị mất hay gián đoạn. Khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động có thể dễ dàng nâng cấp máy chủ, cài đặt thêm phần mềm ứng dụng để hỗ trợ làm việc nhóm (lên lịch cuộc họp, gửi email cho nhóm, chia sẻ thông tin…), làm việc di động (truy cập vào cơ sở dữ liệu của công ty, dữ liệu khách hàng từ xa…). Một máy chủ có thể hạn chế truy cập vào các thông tin nhạy cảm, quản lý một số thiết bị liên quan đến an toàn thông tin như tường lửa, phần mềm diệt virus. Điều này giúp bạn yên tâm hơn về khả năng bảo mật.

ĐIỂM KHÁC BIỆT

   Máy chủ FANTOM có thể được dựng sẵn cấu hình theo yêu cầu của khách hàng trước khi đưa vào nhà máy sản xuất. Doanh nghiệp mang về có thể sử dụng luôn.
   Các dòng máy chủ FANTOM rất phù hợp để làm máy chủ chứa file cho các máy trạm, chia sẻ Internet trên LAN, làm máy dịch vụ in (print server) hoặc làm hosting cho website nhỏ cũng như các ứng dụng mạng khác.

Mạng không ổ cứng (BootROM):

   Máy chủ chứa hệ điều hành và toàn bộ dữ liệu của máy trạm. Các máy trạm không dùng ổ cứng mà khởi động từ máy chủ.

Ưu điểm:
    - Tiết kiệm được chi phí bảo trì, chi phí đầu tư đối với máy trạm
    - Tiết kiệm điện năng do máy trạm không dùng ổ cứng
    - Dữ liệu được tập trung hóa, tính bảo mật cao, dễ dàng cho công tác sao lưu và phục hồi dữ liệu
    - Nhân viên có thể ngồi làm việc tại bất kỳ máy tính nào trong văn phòng mà vẫn mở được tài liệu của mình.

Giải pháp cho văn phòng nhỏ có 5 nhân viên:

    • 01 máy chủ FANTOM F9xx (1 way, 2GB RAM, HDD 160GB + HDD 500GB)
    • Hệ điều hành cho máy chủ: Ubuntu Server hoặc Windows Server tùy chọn
    • 05 máy trạm FANTOM F33x không ổ cứng
    • Hệ điều hành cho máy trạm: Ubuntu hoặc Windows tùy chọn
    • Switch gigabit 8 cổng
    • Cable mạng Cat 6
    • Gói dịch vụ Mạng không ổ cứng
    • Gói dịch vụ Google Apps
    • Khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký tên miền và Internet ADSL có sẵn.

Giải pháp cho văn phòng nhỏ có 10 nhân viên:

    • 01 máy chủ FANTOM F9xx (1 way, 4GB RAM, HDD 160GB + HDD 1TB)
    • Hệ điều hành cho máy chủ: Ubuntu Server hoặc Windows Server tùy chọn
    • 10 máy trạm FANTOM F33x hoặc F37x không ổ cứng
    • Hệ điều hành cho máy trạm: Ubuntu hoặc Windows tùy chọn
    • Switch gigabit 16 cổng
    • Cable mạng Cat 6
    • Gói dịch vụ Mạng không ổ cứng
    • Gói dịch vụ Google Apps
    • Khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký tên miền và Internet ADSL hoặc FTTH có sẵn.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Servinio – Hosting giá rẻ đáng dùng.

Giới thiệu Servinio
 
 
 
    Do Servinio không có một thông tin rõ ràng cụ thể như bao nhà cung cấp khác nên mình không biết phải giới thiệu thế nào, nên mình tạm kể về hoàn cảnh mà mình được biết tới Servinio.

    Mình tình cờ bắt gặp được Servinio trong một diễn đàn blackhat quốc tế tại thư mục thảo luận về domain – hosting từ việc người thành lập ra Servinio (cùng những người có liên quan) thường xuyên túc trực tại box này và chuyên thảo luận, tư vấn hosting cho những thành viên có thắc mắc. Lúc đó mình cũng chẳng quan tâm cho lắm.

   Bỗng một ngày, họ bắt đầu giới thiệu dịch vụ hosting riêng do họ triển khai bằng việc cho phép sử dụng miễn phí 6 tháng mà mình đã giới thiệu trước đó. Nhưng nói thật là lúc đó mình chỉ giới thiệu như một cơ hội tốt cho những bạn nào muốn làm blog chuyên nghiệp mà chưa có đủ chi phí mà thôi chứ chưa bàn đến chất lượng có phải tốt quá không.

   Nhưng đúng là mình “không nhìn lầm người”, ngay sau đó đã có rất nhiều đánh giá tích cực về dịch vụ hosting của Servinio làm mình tin chắc rằng hosting ở đây rất đáng dùng và phải nên thử khi có một dịp thích hợp. Thật lòng mà nói, nếu Servinio mà trả commission cao cho dịch vụ Affiliate của nó chắc mình đã review lâu rồi chứ không ngâm đến tận một năm thế này đâu, chỉ tiếc là họ trả có 10% thôi ( $1,91 / 10% = $0,191 )

    Nhưng mình cũng hiểu rằng còn rất nhiều bạn chưa thật sự đủ khả năng để dùng các hosting hàng khủng như A2Hosting hay StableHost nên đã quyết định dùng thật (không phải dùng thử nữa nhé) và dưới đây là kết quả review sau một tháng chạy website trên nhà cung cấp bí ẩn này.
Servinio không cần verify khi mua

   Khi mua hosting tại đây, bạn sẽ được kích hoạt hosting gần như tức thì sau khi bạn đặt lệnh giao dịch hoàn tất.

Đánh giá chất lượng hosting tại Servinio

Tốc độ

   Vì sao lại có 4 sao nhỉ? Thật sự thì tốc độ các gói Shared Host của Servinio khá là tốt và có tốc độ kết nối về Việt Nam lẫn ra nước ngoài khá ổn định.

     Dĩ nhiên, các kết quả trên mình đã test khi đã cài đặt WP Super Cache vì Servinio tuy có tốc độ tốt nhưng có một nhược điểm là lâu lâu bị timeout nên vì vậy mình phải dùng cache đệm vào để khi bị downtime thì các file cache còn hoạt động được để phục vụ khách xem.

    Với tốc độ như trên, việc nói host tại Servinio có tốc độ nhanh hay chậm là do mỗi người, riêng mình thì thấy nó khá là nhanh. Host giá siêu rẻ mà được thế này thì quý hóa lắm rồi.  :x
Thông số kỹ thuật

    Shared Host tại Servinio sử dụng handler là FastCGI để máy chủ không bị quá tải do ít tốn tài nguyên hơn (một điều ít thấy trên các hosting giá rẻ) mà còn hỗ trợ đầy đủ các module có trong Apache, tất nhiên là có toàn bộ module của Zend và Ioncube Loader.

   Hơn nữa, memory_limit tại đây cũng được nâng lên gần như tuyệt đối ở shared hosting là 64MB. Cũng đừng có ai hỏi dùng hosting tại Servinio có gửi mail được không nhé, vì không chỉ gửi mail được mà còn không bị delay và chạy thẳng vào inbox nữa ấy. Dưới đây là vài hình ảnh trong thông số kỹ thuật do mình lấy ra từ hàm phpinfo().

Như vậy, với cấu hình kỹ thuật như trên, mình chắc chắn với bạn rằng hosting ở đây có thể chạy bất cứ mã nguồn sử dụng PHP & MySQL nào, bao gồm WordPress cũng như hoạt động rất tốt với nó.
Dung lượng, băng thông và addon domain – 2 sao

Cho 2 sao thì cũng hơi ác quá nhưng thật sự là với gói $1,91 bạn chỉ có thể sử dụng cho một domain duy nhất và có 100GB băng thông mà thôi, thay vì cứ Unlimited như các hosting chất lượng cao khác.

Nhưng với thông số sử dụng như này thì mình nghĩ nó đã quá đủ cho một website/blog quy mô nhỏ rồi, thậm chí là đủ cho một website tầm trung với 6.000 unique visitor mỗi ngày (hiện tại mình đang chạy site 4.000 unique visitor, chả hề hấn gì cả). Nói cho bạn biết, blog mình cũng chưa đạt đến con số 6.000 unique visitor/ngày đâu nhé nên bạn cứ yên tâm mà phát triển blog trên hosting giá rẻ này.

Mặc dù vậy, tuy chỉ với 10GB dung lượng và 100GB băng thông nhưng được cái bị “bóp” CPU dã man như các hosting man nhãn hiệu “Unlimited” khác, mà thực tế là site mình đang test ở đây nhiều khi vượt quá 10% CPU Usage mà vẫn khỏe re, thay vì bắt đầu đơ đơ khi vượt quá 5% CPU như các nhà cung cấp khác. Đơn giản, vì giới hạn CPU ở Servinio không chỉ dừng lại ở mức 25%.

Tuy là thỉnh thoảng có hay bị down tầm vài giây (chắc do tràn bộ nhớ do gánh nhiều gói shared hosting trên một server) nhưng nhìn chung nó không ảnh hưởng. Đôi lúc hosting bỗng trở nên hơi chậm tí do nhiều lý do tác động nhưng vẫn may mắn là được giữ uptime tốt chứ không phải tịt ngòi luôn vài tiếng như nhiều trường hợp dùng host giá rẻ hay host miễn phí.

Support

    Mặc dù đã phải đề phòng trước là khi dùng host miễn phí, mình không nên đòi hỏi quá cao trong việc hỗ trợ khách hàng như các nhà cung cấp lớn được mà chỉ nên tạm chấp nhận ở mức vừa phải. Cũng đúng thật, ở Servinio bạn không thể chat trực tiếp vì họ không có nhiều nhân công đến như vậy. Nhưng chẳng may trời xui đất khiến bạn gặp vấn đề khi sử dụng hosting thì bạn sẽ được giải đáp và sửa lỗi kỹ thuật rất nhanh chóng thông qua việc tạo ticket rồi gửi cho họ trong trang quản lý khách hàng.
  Kết luận – Có nên dùng hosting tại Servinio không?
    Ở trên là những review chi tiết của mình về những vấn đề cần thiết khi chọn một hosting để sử dụng, sau khi xem qua thì bạn chắc cũng đã quyết định được có nên dùng hay không. Bản thân mình thì vẫn chỉ dám khuyến khích các bạn dùng hosting tại đây trên các website nhỏ lẻ hoặc các website vệ tinh, chớ mà đặt website chính mang nhiều có nhiều thu nhập tại đây vì dù gì hosting giá rẻ lúc nào cũng có 2 mặt của nó, một phần là thông tin chủ thể sở hữu Servinio không được rõ ràng nên có chuyện gì xảy ra các bạn vẫn không thể chủ động được.

   Đối với những bạn mới tham gia tập làm website hay các website mới mở có thể dùng hosting tại đây vì nó không chỉ rẻ mà còn dễ mua, bạn có thể dễ dàng mua một hosting máy chủ nước ngoài chỉ với chưa đầy $2 trong tài khoản Paypal.

DNS là gì?



DNS là gì ?

    DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống phân giải tên được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kỳ nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới.



   Phép tương thường được sử dụng để giải thích hệ thống tên miềnlà, nó phục vụ như một “Danh bạ điện thoại” để tìm trên Internet bằng cách dịch tên máy chủ máy tính thành địa chỉ IP

Ví dụ, www.example.com dịch thành 208.77.188.166.

   Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử dụng Internet trong một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng. Bởi vì điều này, World-Wide Web (WWW) siêu liên kết và trao đổi thông tin trên Internet có thể duy trì ổn định và cố định ngay cả khi định tuyến dòng Internet thay đổi hoặc những người tham gia sử dụng một thiết bị di động. Tên miền internet dễ nhớ hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70:: 999: de8: 7648:6 e8 (IPv6).

     Mọi người tận dụng lợi thế này khi họ thuật lại có nghĩa các URL và địa chỉ email mà không cần phải biết làm thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng.

     Hệ thống tên miền phân phối trách nhiệm gán tên miền và lập bản đồ những tên tới địa chỉ IP bằng cách định rõ những máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm đối với tên miền riêng của họ, và lần lượt có thể chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các tên miền phụ. Kỹ thuật này đã thực hiện các cơ chế phân phối DNS, chịu đựng lỗi, và giúp tránh sự cần thiết cho một trung tâm đơn lẻ để đăng ký được tư vấn và liên tục cập nhật. Nhìn chung, Hệ thống tên miền cũng lưu trữ các loại thông tin khác, chẳng hạn như danh sách các máy chủ email mà chấp nhận thư điện tử cho một tên miền Internet. Bằng cách cung cấp cho một thế giới rộng lớn, phân phối từ khóa – cơ sở của dịch vụ đổi hướng , Hệ thống tên miền là một thành phần thiết yếu cho các chức năng của Internet. Các định dạng khác như các thẻ RFID, mã số UPC, ký tự Quốc tế trong địa chỉ email và tên máy chủ, và một loạt các định dạng khác có thể có khả năng sử dụng DNS.

2. Chức năng của DNS

    Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Universal Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm(Ipv4). Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).[1]

3. Nguyên tắc làm việc của DNS

-Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.

   INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.

   DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. - DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.

4. Cách sử dụng DNS

     Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.

Email Hosting là gì?





1. Email Hosting là gì?

     Email hosting là một dịch vụ thư điện tử đặc biệt khác với các dịch vụ email miễn phí hỗ trợ email hay webmail miễn phí khác. Doanh nghiệp thường chạy các dịch vụ lưu trữ thư điện tử riêng (hay còn gọi là email hosting) theo tên miền riêng của họ để tăng uy tín và chứng thực các thông điệp mà họ gửi đi. Email hosting cho phép tùy chỉnh cấu hình và số lượng lớn các tài khoản

    Email hosting là dịch vụ cung cấp Email chuyên dụng được xây dựng trên các cụm máy chủ chuyên dụng cho tính ổn định và sẵn sàng rất cao. Các IP gửi ra của dịch vụ luôn nằm được cho phép từ các máy chủ EMAIL khác nên các email gửi đến và đi luôn được chuyển tiếp ngay.

2. Ưu điểm của dịch vụ Email Hosting:
  1.     Số lượng gửi ra lớn: Unlimited (Với điều kiện Email là hợp pháp)
  2.     Dung lượng Email lớn: Unlimited (Tùy theo vào các gói dịch vụ)
  3.     Email gửi ra được gửi ngay tới inbox của các email server khác như Google, Yahoo, Webmail...
  4.     Máy chủ hỗ trợ các bản ghi SPF/DKIM, hỗ trợ chống viruts và Spam...
  5.     Không giới hạn băng thông sử dụng

Tất cả những tính năng kể trên nếu như dùng Email kèm theo hosting, miễn phí thì không thể có được.


Dịch vụ Email Hositng chất lượng tốt nhất

Chất lượng Shared Host của InmotionHosting

    Mặc dù InmotionHosting đã được mình đưa vào danh sách các Shared Host quốc tế tốt nhất nên sử dụng khá lâu rồi n hưng mãi tới bây giờ mình mới có thể viết review vì mãi lo nhiều bài viết quá quên luôn. Hiện nay InmotionHosting được mình sử dụng để chạy một site blog nho nhỏ với địa chỉ menly.vn (không sử dụng CloudFlare) và website quảng cáo thachpham.info.

    Mà khi mình viết bài đánh giá thì điều đó không đồng nghĩa với việc hosting hoàn toàn tốt mà điển hình là InmotionHosting có một số nhược điểm cố định nhưng vẫn có thể chấp nhận được.

Inmotionhosting




Đánh giá sơ bộ

  •     Hỗ trợ (Support): Khá, hỗ trợ qua Chat và trả lời ticket trong thời gian khoảng 2, 3 giờ.
  •     Thời gian duy trì (Uptime): 98%. Trong suốt 5 tháng vừa qua thì mỗi tháng mình gặp tình trạng downtime (không truy cập được) khoảng vài lần, mỗi lần từ vài phút đến 1 – 2 giờ, riêng tháng 3/2015 thì mình có một đợt bị downtime suốt 7 giờ. Nhưng nhìn chung uptime của họ vẫn tốt khi duy trò khoảng từ 55 – 60 ngày mới bị down.
  •     Hiệu suất (Performence): Tốt, mình sử dụng website WordPress trên đây và một mã nguồn Revive Adserver thì chưa gặp vấn đề gì, dù chỉ là một vấn đề nhỏ.
  •     Mức giá (Pricing): Tương đối cao, giá hiện tại là khoảng $5/tháng cho gói nhỏ nhất và $14/tháng cho gói cao cấp nhất. Nhưng gói $5 thì lại bị giới hạn 2 domain.
  •     Tốc độ (Speed): Tốt và khá tại Việt Nam. Rất may là hôm Tết 2015 mình có về Việt Nam nên có dịp test kỹ hơn.
  •     Thời gian hoàn tiền: 90 ngày.

     InmotionHosting mình hài lòng nhất ở chỗ cấu hình khá tốt và hoạt động vô tư với WordPress, trước đây mình có chạy một website sử dụng Woocommerce cho thằng em mà hiện nay nó đã lên VPS thì vẫn hoạt động trơn tru và tốc độ khá là tốt ngay khi cả ở Việt Nam (máy chủ của InmotionHosting đặt ở Mỹ và Châu Âu). Tất cả các gói Shared Host của họ đều là ổ cứng SSD, cho phép truy cập giao thức SSH và sử dụng WP-CLI để quản lý WordPress tốt hơn.

    Tuy nhiên thi thoảng tình trạng downtime của họ làm mình khá khó chịu vì mặc dù sẽ hơn 1 tháng hoặc 2 tháng website sẽ có dấu hiệu không truy cập được vài phút và mỗi lần downtime khoảng từ vài mươi phút đến vài giờ. Lần nặng nhất là vào tháng 3/2015 mình bị down những 7 tiếng.
Downtime xảy ra nhiều trong tháng 3/2015

  Nếu bạn cần một host rẻ mà tốt thì StableHost vẫn là lựa chọn tốt hơn so với InmotionHosting, nhưng nếu bạn cần một host có nhiều chức năng, trang quản lý tài khoản dễ thao tác và nhanh chóng trong việc nâng cấp gói host thì InmotionHosting là lựa chọn hợp lý. Ngoài ra do tốc độ về Việt Nam cũng khá nên nếu họ có chương trình giảm giá đặc biệt nào thì bạn có thể đầu tư được vì cũng đáng đồng tiền.

Đánh giá khu vực khách hàng

    Có một điểm cộng cho InmotionHosting trong việc thanh toán là bạn dễ dàng nâng cấp gói host mà không mất dữ liệu, và hạn sử dụng gói host của bạn sẽ được tính dồn vào gói host mới sau khi nâng cấp xong. Cụ thể là mình nâng gói từ Lauch 12 tháng lên Power 6 tháng chỉ mất thêm $7. Bạn có thể chuyển đổi thẳng từ gói Launch lên gói Dedicated Server luôn chỉ với một cú click

Đánh giá bảo mật

    Mình không phải là một Hacker Expert nên thật khó để kiểm chứng thật sự những rủi ro về bảo mật của một website. Nhưng sau 6 tháng sử dụng với một website mình ít ra vào (vài ba tháng mình login vào một lần vì menly.vn cũng không thuộc của mình) nhưng vẫn không bị những đợt tấn công theo kiểu hàng loạt như chèn mã độc, spam email,…Dĩ nhiên là mức bảo mật trên Shared Host cũng tương đối nhưng một website có traffic mà không chăm sóc thì như thế quả thật khá yên tâm.

    Trong bảng điều khiển cPanel của InmotionHosting họ có tích hợp sẵn dịch vụ McAfee để quét mã độc nhưng muốn dùng bạn phải trả thêm tí nhất $1,9 mỗi tháng. Ngoài ra còn họ có tích hợp Mod_Security sẵn mà bạn muốn dùng cho website nào thì chỉ cần bật lên, đây là một module bảo mật khá phổ biến trên Apache nhưng không phải nhà cung cấp Shared Host nào cũng tích hợp sẵn.

Đánh giá tốc độ

   Về tốc độ của InmotionHosting thì mình đánh giá là rất tốt tại Châu Âu và Châu Mỹ, còn tốc độ về Việt Nam là thuộc dạng khá với tốc độ kết nối là khoảng 220 mili-giây (không sử dụng CloudFlare hoặc CDN).

Theo so sánh tốc độ của InmotionHosting so với 3 nhà cung cấp khác mình rất thích thì:

    ImotionHosting: 7.5
    StableHost: 8
    A2Hosting: 9
    Site5: 8.5

Kết luận

     Về InmotionHosting, mình kết luận là gói Shared Host của họ nằm ở mức khá, tức là bạn có thể sử dụng nếu thích nhưng nếu cần sự lựa chọn tốt nhất thì chưa hẳn vì hiện tại StableHost có giá rẻ hơn rất nhiều nhưng lại rất tốt, còn Site5 thì đa dạng về số lượng máy chủ (có cả HongKong và Singapore) và A2Hosting là dành cho bạn nào cần trải nghiệm tốc độ nhanh và tối ưu tối đa cho WordPress.

Mua hosting giá rẻ

     Trên thị trường công nghệ hiện nay, chỉ cần một cái click chuột thì các bạn đã có được hàng trăm hàng ngàn thương hiệu cung cấp dịch vụ hosting giá rẻ, thế nhưng chất lượng như thế nào thì chắc hẳn sẽ không có 1 ai có thể đảm bảo được, cho nên câu hỏi của nhiều doanh nghiêp hiện nay chính là “mua hosting giá rẻ ở đâu nhưng chất lượng phải thật hoàn hảo”. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều loại hosting, chính vì thế mà chúng tôi xin được làm rõ để khách hàng sẽ có được những sự lựa chọn chính xác cũng như hiểu được những ưu nhược điểm của chúng để đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp mình.



Mua hosting giá rẻ ở đâu chất lượng?

   Hiện nay trên thị trường đang có 2 loại hosting đó chính là hosting có thu phí và hosting miễn phí, với nhiều người thì câu hỏi tại sao lại không sử dụng hosting miễn phí mà lại phải sử dụng hosting có phí, đó không phải là thắc mắc của 1 người mà là của rất nhiều người, chính vì thế mà chúng tôi xin được giải đáp câu hỏi này như sau:

   Đối với vấn đề đầu tiên là tên miền thì khi chúng ta sử dụng những hosting có phí thì bạn sẽ có khả năng host trang web của doanh nghiệp mình tại tên chính tên miền của mình, trong trường hợp các bạn sử dụng các trang web được lưu trữ miễn phí thì các bạn sẽ có 1 địa chỉ trang web được đặt theo tên nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ và có trường hợp các bạn sẽ chỉ sử dụng chúng được 1 tên miền duy nhất. một lợi thế vượt trội hơn hết khi sử dụng những hosting có phí đó chính là việc các bạn có thể dễ dàng tăng băng thông cũng như không gian cho mình, không giống như những dịch vụ hosting miến phí khác chỉ được giới hạn không gian đĩa cũng như băng thống, đây chính là việc khiến cho số lượng khách truy cập vào web của các bạn bị hạn chế. Có một số free hosting thường xảy ra những tình trạng disable một số hàm chức năng khiến cho việc sử dụng trở nên khó khăn hơn.

    Chính vì thế mà việc tìm kiếm những thương hiệu cung cấp hosting giá rẻ có chất lượng cao chính là nhu cầu của rất nhiều doanh nghiệp,

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

DNS SERVER

Máy chủ phân dải tên miền DNS là gì ?

    Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều “nói chuyện” với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol) . Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP. Vì vậy, khi muốn liên hệ tới các máy, chúng chỉ cần sử dụng chuỗi ký tự dễ nhớ (domain name) như: www.vdo.com.vn, www.maychuvietnam.com.vn thay vì sử dụng địa chỉ IP là một dãy số dài khó nhớ.



   Máy chủ phân giải tên miền (DNS Server) là những máy chủ được cài đặt, và cung cấp dịch vụ phân giải tên miền DNS. Máy chủ DNS được phân ra thành 2 loại như sau :

Primary DNS Server (PDS)

    Primary DNS Server (PDS) là nguồn xác thực thông tin chính thức cho các tên miền mà nó được phép quản lý. Thông tin về một tên miền do PDS được phân cấp quản lý thì được lưu trữ tại đây và sau đó có thể được chuyển sang các Secondary DNS Server (SDS).

   Các tên miền do PDS quản lý thì được tạo, và sửa đổi tại PDS và sau đó được cập nhật đến các SDS .

Secondary DNS Server (SDS)

   DNS được khuyến nghị nên sử dụng ít nhất là hai DNS server để lưu địa chỉ cho mỗi một vùng (zone). PDS quản lý các vùng và SDS được sử dụng để lưu trữ dự phòng cho vùng, và cho cả PDS. SDS không nhất thiết phải có nhưng khuyến khích hãy sử dụng . SDS được phép quản lý tên miền nhưng dữ liệu về tên miền không phải được tạo ra từ SDS mà được lấy về từ PDS.

    SDS có thể cung cấp các hoạt động ở chế độ không tải trên mạng. Khi lượng truy vấn vùng (zone) tăng cao, PDS sẽ chuyển bớt tải sang SDS (quá trình này còn được gọi là cân bằng tải), hoặc khi PDS bị sự cố thì SDS hoạt động thay thế cho đến khi PDS hoạt động trở lại .

    SDS thường được sử dụng tại nơi gần với các máy trạm (client) để có thể phục vụ cho các truy vấn một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cài đặt SDS trên cùng một subnet hoặc cùng một kết nối với PDS là không nên. Điều đó sẽ là một giải pháp tốt để dự phòng cho PDS, vì khi kết nối đến PDS bị hỏng thì cũng không ảnh hưởng gì tới đến SDS.

   Ngoài ra, PDS luôn duy trì một lượng lớn dữ liệu và thường xuyên thay đổi hoặc thêm các địa chỉ mới vào các vùng. Do đó, DNS server sử dụng một cơ chế cho phép chuyển các thông tin từ PDS sang SDS và lưu giữ trên đĩa. Khi cần phục hồi dữ liệuvề các vùng, chúng ta có thể sử dụng giải pháp lấy toàn bộ ( full ) hoặc chỉ lấy phần thay đổi (incrememtal).

DNS Server trong Workgroup


Vài trò DNS Server

    Sẽ chẳng thừa khi bạn phải tìm hiểu kỹ hơn về DNS server bởi vì tất cả các dịch vụ mạng hiện nay trên Internet cũng như trong mạng nội bộ đều cần đến DNS server. Với mô hình Workgroup bạn có thể dùng DNS server để phân giải tên của các máy tính hoặc dùng dịch vụ WINS để tạo WINS server. Tuy nhiên với domain, với mạng Internet nhất thiết không thể thiếu DNS server.

    Khi một máy client bắt đầu khởi động máy tính thì công việc đầu tiên nó sẽ xin IP và thông số liên quan đến IP như default gateway, địa chỉ DNS server… từ DHCP Server. Sau khi xin xong, công việc đầu tiên nó làm là yêu cầu các thông tin từ DNS server chứ không phải là domain controller hay bất cứ một server nào khác. DNS server mà cấu hình sai hay bị lỗi thì không bao giờ hình thành hệ thống mạng được. Để đảm bảo an toàn, ta có rất nhiều phương pháp để chia tải cho DNS server, cấu hình backup, chạy song hành 2 hay nhiều DNS server để đảm bảo hệ thống không bao giờ bị “down”.

   DNS Server có thể phân giải host name (Ví dụ vdo.com.vn) thành địa chỉ IP cụ thể và ngược lại, DNS server sẽ phân giải tên miền cho các máy web server, mail server. Nhờ DNS server, bạn có thể truy cập web server với một tên miền bất kỳ, miễn sao DNS server có record tương ứng để phân giải ra IP. DNS server chắc chắn phải có MX Record thì mail server trong mạng mới có thể nhận mail từ bên ngoài vào. Nói tóm lại DNS server là đại diện duy nhất, nắm hết tất cả thông tin về host name và IP của các máy trong mạng. Khi cần làm bất cứ công việc gì thì thứ đầu tiên máy đó làm là gởi yêu cầu đến DNS server để tìm thông tin host name, IP…

Mô hình Workgroup

     Trong mô hình Workgroup, việc dùng DNS server hay không là tùy bạn. Bởi vì khi các máy client cần biết tên của nhau, chúng có thể broadcast toàn mạng để tìm được thông tin dễ dàng, đây là cách thức vận hành mặc định của các máy trong mạng. Nếu bạn có cấu hình một máy server làm WINS server thì các client khi đó sẽ hỏi WINS server để biết tên của nhau. Lưu ý, đây là tên NetBios, tên dùng cho các máy tính Windows 98 và Windows NT. Ở thời kỳ này các máy tính chưa có khái niệm host name, do đó chưa có DNS server.

    Và trong hệ thống mạng, bạn có thể triển khai DNS server để thay thế cho WINS server với mục đích tương tự, nhưng là phân giải host name. Điều này có nghĩa trong hệ thống mạng không có các Windows phiên bản cũ, bạn có thể tận dụng DNS server để làm công việc phân giải tên giữa các máy tính rất hiệu quả.

    Như vậy khi không có WINS server hoặc DNS server thì mạng sẽ dễ bị chậm do các tất cả các máy phải broadcast thông tin toàn mạng một khi chúng cần trao đổi thông tin với bất cứ máy nào trong mạng đó. Và việc sử dụng WINS hay DNS server sẽ giúp việc phân giải tên nhanh chóng và ổn định. Phần sau đây đề cập đến cách cấu hình DNS server.

Mô hình

    Một mạng LAN Workgroup, có 9 máy client và 1 máy server, máy server cấu hình DNS server để phân giải tên cho các máy trong mạng. Ví dụ khi máy pc02 gõ ping pc01 thì pc02 sẽ biết được IP của pc01 nhờ DNS server thay vì phải broadcast toàn mạng để biết thông tin này.

Cấu hình trên máy client

    Tất cả các máy cài đặt Windows XP xong, cấu hình IP cùng lớp mạng, Default Gateway bạn có thể điền nếu muốn các máy có thể truy xuất Internet thông qua router. Prefer DNS server thì trỏ về máy Windows server, vì máy này sẽ tạo DNS server.

   Trên từng máy client, ta lần lượt làm các thao tác sau:

   Nhấp phải vào My Computer, chọn Properties, chọn tab Computer name, click nút Change, chọn More. Trong mục Primary DNS Suffix of this Computer, nhập vào phần đuôi của tên máy tính, bởi vì DNS server quản lý tên các máy tính theo miền xác định, ví dụ pc01 sẽ là pc01.tên miền.com.vn. Bạn có thể đặt tên bất kỳ không cần quan tâm, ví dụ vdo.com.vn. Khi đó ta có pc01.vdo.com.vn. Khi là mô hình domain ta mới cần quan tâm đến phần đuôi này, nhất thiết nó phải giống với tên domain của bạn, ví dụ domain là vdo.com.vn thì DNS server phải quản lý zone là vdo.com.vn, tức mục Primary DNS Suffix of this Computer phải giống với tên domain. Vì là mô hình Workgroup bên bạn phải tự điền vào phân đuôi này, nếu là mô hình domain thì khác, khi các client “join” vào domain thì nó sẽ bị gán mặc định phần đuôi là tên domain này.

   Bấm OK và khởi động lại máy tính nếu có yêu cầu.

Cấu hình trên máy server

    Trên máy server định cài DNS server, bạn cũng làm tương tự như trên, sau đó cấu hình lại card mạng sao cho phần Prefer DNS Server trỏ về IP chính mình. Mở Control Panel chọn Add&Remove Programs. Click chọn Add&Remove Windows Components, chọn Network Services, click Details và chỉ chọn Domain Name Services. Bấm Next và đợi server cài đặt, bạn sẽ cần đến đĩa cài đặt Windows Server để hoàn tất việc cài đặt DNS server.

    Sau khi cài đặt DNS Services xong, máy server sẽ trở thành DNS server. Bây giờ ta sẽ cấu hình DNS server để phân giải tên cho các client trong mạng. Vào Start menu, chọn Program > Administrative Tools > DNS.

   Nhấp phải vào Forward lookup zones, chọn New Zone. Bấm Next, trong hộp thoại Zones Type, chọn Primary Zone vì đây là DNS server đầu tiên trong mạng. Bấm Next > Zone Name, nhập chính xác tên zone giống với phần đuôi bạn đã đặt cho tất cả các máy trong mạng ban đầu. Bấm Next, chọn mặc định đến hộp thoại Dynamic Update, chọn Allow both nonsecure and secure dynamic updates. Khi đó các máy client trong mạng sẽ tự động update tên ứng với IP của mình cho DNS server biết mỗi khi chúng khởi động hoặc dùng lệnh ipconfig /registerdns. Bấm Next và Finish.

   Tương tự, cũng nhấp phải vào Reverse Lookup Zones, chọn New Zone > Next và chọn các thông số tương tự như Forward lookup zones. Đến hộp Reverse Lookup Zone Name, nhập vào network ID thuộc zone mà DNS server quản lý, ví dụ tôi dùng 192.168.0.x để cấp IP cho toàn mạng, tôi sẽ gõ 192.168.0 vào ô Network ID. Bấm Next chọn mặc định và chọn Update động giống như trên.

   Lưu ý: Bạn phải luôn chọn Dynamic Update là tự động nếu mạng sử dụng IP động, tức có DHCP server cấp IP, nếu bạn chọn update bằng tay thì chính bạn sẽ phải tạo một danh sách tên và IP ứng với nó cho tất cả các máy mỗi khi có sự thay đổi.

   Cuối cùng nhấp phải vào tên máy DNS server trong giao diện DNS Console chọn All Tasks > Restart DNS Server.

   Đến đây, bạn đã thiết lập cấu hình hoàn chỉnh DNS server cho mạng LAN Workgroup rồi. Bây giờ các máy có thể trao đổi thông tin với nhau thông qua tên máy mà không cần biết IP của nhau, và cũng không sử dụng phương pháp broadcast thông thường như khi mạng Workgroup không có DNS server. Điều này giúp cải thiện tốc độ hệ thống mạng và đảm bảo việc phân giải tên giữa các máy trơn tru hơn nhiều. Mở command line trên một máy client bất kỳ, gõ lệnh nslookup, bạn sẽ nhân được thông tin là IP của DNS server trong mạng. Gõ tiếp tên một máy bất kỳ trong LAN, ví dụ pc05 chẳng hạn, bạn sẽ nhận được IP và tên đầy đủ của nó, ví dụ là pc05.vdo.com.vn. Điều này có nghĩa DNS server đã phân giải tên được rồi, và cho dù bạn gõ ping pc05 hay ping pc05.vdo.com.vn hoặc gõ IP của nó thì DNS server đều hiểu và phân giải được dễ dàng.

 

DNS - khái niệm và chức năng





DNS là gì ?

     DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kì nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới.

    Phép tương thường được sử dụng để giải thích hệ thống tên miền là, nó phục vụ như một “Danh bạ điện thoại” để tìm trên Internet bằng cách dịch tên máy chủ máy tính thành địa chỉ IP Ví dụ, www.example.com dịch thành 208.77.188.166.

    Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử dụng Internet trong một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng. Bởi vì điều này, World-Wide Web (WWW) siêu liên kết và trao đổi thông tin trên Internet có thể duy trì ổn định và cố định ngay cả khi định tuyến dòng Internet thay đổi hoặc những người tham gia sử dụng một thiết bị di động. Tên miền internet dễ nhớ hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70:: 999: de8: 7648:6 e8 (IPv6).

   Mọi người tận dụng lợi thế này khi họ thuật lại có nghĩa các URL và địa chỉ email mà không cần phải biết làm thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng.

   Hệ thống tên miền phân phối trách nhiệm gán tên miền và lập bản đồ những tên tới địa chỉ IP bằng cách định rõ những máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm đối với tên miền riêng của họ, và lần lượt có thể chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các tên miền phụ. Kỹ thuật này đã thực hiện các cơ chế phân phối DNS, chịu đựng lỗi, và giúp tránh sự cần thiết cho một trung tâm đơn lẻ để đăng kí được tư vấn và liên tục cập nhật.

   Nhìn chung, Hệ thống tên miền cũng lưu trữ các loại thông tin khác, chẳng hạn như danh sách các máy chủ email mà chấp nhận thư điện tử cho một tên miền Internet. Bằng cách cung cấp cho một thế giới rộng lớn, phân phối từ khóa – cơ sở của dịch vụ đổi hướng , Hệ thống tên miền là một thành phần thiết yếu cho các chức năng của Internet. Các định dạng khác như các thẻ RFID, mã số UPC, kí tự Quốc tế trong địa chỉ email và tên máy chủ, và một loạt các định dạng khác có thể có khả năng sử dụng DNS

Chức năng của DNS

    Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Uniform Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm(IPv4). Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình “dịch” tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ “IP” thành “tên” và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ “tên”, không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).

Nguyên tắc làm việc của DNS

-  Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.

- INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.

- DNS có khả năng truy vấn các DNS server khác để có được 1 cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lí. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lí. – DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.
Cách sử dụng DNS

    Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.
Cấu trúc gói tin DNS
  •     ID: Là một trường 16 bits, chứa mã nhận dạng, nó được tạo ra bởi một chương trình để thay cho truy vấn. Gói tin hồi đáp sẽ dựa vào mã nhận dạng này để hồi đáp lại. Chính vì vậy mà truy vấn và hồi đáp có thể phù hợp với nhau.
  •     QR: Là một trường 1 bit. Bít này sẽ được thiết lập là 0 nếu là gói tin truy vấn, được thiết lập là một nếu là gói tin hồi đáp.
  •     Opcode: Là một trường 4 bits, được thiết lập là 0 cho cờ hiệu truy vấn, được thiết lập là 1 cho truy vấn ngược, và được thiết lập là 2 cho tình trạng truy vấn.
  •     AA: Là trường 1 bit, nếu gói tin hồi đáp được thiết lập là 1, sau đó nó sẽ đi đến một server có thẫm quyền giải quyết truy vấn.
  •     TC: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là gói tin có bị cắt khúc ra do kích thước gói tin vượt quá băng thông cho phép hay không.
  •     RD: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là truy vấn muốn server tiếp tục truy vấn một cách đệ qui.
  •     RA: Trường 1 bit này sẽ cho biết truy vấn đệ qui có được thực thi trên server không .
  •     Z: Là trường 1 bit. Đây là một trường dự trữ, và được thiết lập là 0.
  •     Rcode: Là trường 4 bits, gói tin hồi đáp sẽ có thể nhận các giá trị sau:

0: Cho biết là không có lỗi trong quá trình truy vấn.

1: Cho biết định dạng gói tin bị lỗi, server không hiểu được truy vấn.

2: Server bị trục trặc, không thực hiện hồi đáp được.

3: Tên bị lỗi. Chỉ có server có đủ thẩm quyền mới có thể thiết lập giá trị náy.

4: Không thi hành. Server không thể thực hiện chức năng này .

5: Server từ chối thực thi truy vấn.
  •     QDcount: Số lần truy vấn của gói tin trong một vấn đề.
  •     ANcount: Số lượng tài nguyên tham gia trong phần trả lời
  •     NScount: Chỉ ra số lượng tài nguyên được ghi lại trong các phần có thẩm quyền của gói tin.
  •     ARcount: Chỉ ra số lượng tài nguyên ghi lại trong phần thêm vào của gói tin.

RAM máy chủ (server)





RAM ECC là gì ? :

     Một thanh ram có khả năng ECC (Error Checking and Correction) là một thanh ram có khả năng điều khiển được dòng dữ liệu ra và vào nó. Trong quá trình xử lý dữ liệu cpu không xử lý trên rom mà xử lý tất cả data trên ram. Do do, đối với một thanh ram thông thường( non-ecc ) thì trong quá trình truyền tín hiệu ở tốc độ cao thì rất dễ bị đụng độ( crash ).Và khi crash xảy ra thì Ram (non-ecc) phải nạp lại toàn bộ dòng data vì không có khả năng quản lý được dòng dữ liệu. Đối với RAM ECC thì khi crash xảy ra ram ecc chỉ cần yêu cầu gửi lại đúng gói tin( packet ) bị crash. Do đó ,Ram ECC có độ ổn định và hiệu năng rất cao.Tất cả các ram dành cho Server đều đòi hỏi ích nhất ram phải có ECC.

RAM ECC REG là gì (Registered Memory) ?

    Là loại SDRAM có các thanh ghi (register) được gắn trực tiếp trên module nhớ. Các thanh ghi (register) tái định hướng (re-drive) các tín hiệu qua các chip nhớ và cho phép module chứa nhiều chip nhớ hơn. Registered memory và unbuffered memory không thể được dùng chung với nhau trong một máy tính.

Ram FB-DIMM là gì ?

      FB-DIMM (Fully Buffered DIMM) là một công nghệ sản xuất ram với mục tiêu đặt ra là để phục vụ phát triển cho server bằng cách gia tăng tốc độ tối đa dựa trên công nghệ ram server (DIMM-ECC) cũ và tăng tối đa sự ổn định, độ tương thích, và quan trọng nhất là khả năng kiểm tra và sửa lỗi (Error Checking and Correction) gọi tắt là ECC.

    Trở về với FB-DIMM, khác nhau cơ bản giữa thanh ram FB-DIMM và DIMM thông thường chính là FB-DIMM giao tiếp giữa thanh ram và chipset (on mainboard) là dùng tín hiệu SERIAL.Trong khi thanh ram DIMM thông thường sử dụng giao tiếp PARALLEL.

    Việc sử dụng giao tiếp SERIAL thay cho PARALLEL khiến cho FB-DIMM tạo ra một cuộc cách mạng mới bằng cách rút ngắn khoảng cách truyền tín hiệu từ chipset đến ram và cho phép tạo ra nhiều kênh truyền tín hiệu (CHANNELS).Đó là nguyên nhân làm gia tăng tốc độ của FB-DIMM. Với công nghệ của FB-DIMM, nó có thể hổ trợ lên đến 8 thanh ram cho một channel và 6 channel cho 1 chipset. Từ đó, có thể kết luận FB-DIMM hơn hẳn DIMM về tốc độ cũng như dung lượng.

     Việc tạo ra thêm nhiều kênh truyền tín hiệu giúp cho tốc độ gia tăng rất nhiều. Ví dụ : Nếu bạn sử dụng một thanh DDR2-533 (Single Channel) thì tốc độ truyền tải sẽ là 4.300mb/s. Nếu bạn sử dụng 2 thanh DDR2-533 trên 2 kênh ( Dual Channels )thì tốc độ truyền tải sẽ là 8.600mb/s. Nếu bạn sử dụng 4 channels thì tốc độ lúc này là 17.200 mb/s.

     Một khía cạnh quan trọng khác của FB-DIMM là đường truyền tín hiệu và đường nhận tín hiệu là khác nhau . Trong module DIMM đường truyền số liệu và đường nhận số liệu dùng chung . Hệ thống sử dụng FB-DIMM làm tăng cường hiệu quả trong hệ thống riêng của bộ nhớ .

     DDR2 FB-DIMM giống với DDR2 DIMM thông thuờng về mặt kích thước và hình dáng. nhưng điểm khác nhau đáng lưu ý là FB-DIMM có thêm một con chipset gọi là Advanced Memory Buffer. Con chip này giữ vai trò là chip điều khiển ( memory controler ) điều khiễn những con chip nhớ ( memory module ).

     Những thanh ram DDR thường có dạng PC Serialx hoặc DDR2-yyy. Những số yyy chỉ ra được tốc độ tối đa một thanh ram có thể đạt đươc. Ví dụ, thanh DDR400 thì có thể hoạt động ở tốc độ 400mhz hoặc ddr2-667 có thể hoạt động lên đến 667mhz. Nhưng mà đều ta cần nhấn mạnh ở đây là nó không phải là tốc độ thật ( real clock ) của một thanh ram.

     Điều quan trọng thứ 2 là tốc độ truyền tải của thanh ram (transfer rate ) , Những số Serialx chỉ ra tốc độ truyền tải tối đa của thanh ram đó. Với đơn vị MB/s. DDR400 có thể truyền tải data ở tốc độ 3200mb/s, nên người ta dán nhãn là PC3200. DDR2-800 có thể truyền tải data ở tốc độ 6326mb/s, nên người ta dán nhãn là PC6400.
     Quan tâm đến RAM người ta không chỉ quan tâm đến thông số tốc độ (SPEED) và dung lưọng (CAPACITY).Một trong những thông số cực kì quan trọng mà ít người để ý đó là Temporization of the memory, timings or latency. Timings là những thông số như 2-3-2-6-T1, 3-4-4-8 or 2-2-2-5, càng nhỏ thì càng tốt. Tôi sẽ giải thích cụ thể những số này là như thế nào.

    Timing rất quan trọng, timing có thể khiến 2 thanh ram khác nhau hoạt động tốt cùng nhau hoặc có thể khiến 2 thanh ram không hoạt động với nhau đươc.
Timings là thước đo thời gian ram hoạt động hết chu kỳ xử lý của thanh ram.Hãy đưa ra một ví dụ. Một trong những thông số quan trọng nhất của timing là CAS Latency (goi CL hoặc “access time”) nó cho chúng ta biết bao nhiêu lần chu kỳ ram xử lý phải đợi trước khi tiếp tục gửi yêu cầu xử lý tiếp đến cpu. Một thanh ram có thông số CL 4 sẽ đợi 4 chu kỳ trước khi gửi yêu cầu tiếp tục xử lý. Khi 2 thanh ram cùng chạy ở một tốc độ , thanh thứ 2 sẽ chạy nhanh hơn thanh thứ nhất , Vì dữ liệu sẽ đến thanh thứ 2 sớm hơn thanh thứ 1.

   Timing có rất nhiều thông số 2-3-2-6-T1, 3-4-4-8 or 2-2-2-5. Những thông số này càng nhỏ thì hiệu năng của thanh ram càng cao.

Memory Timings
    Những thông tin bao gồm : CL-tRCD-tRP-tRAS-CMD. Mình sẽ giải thích cụ thể như sau.

* CL: CAS Latency: là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu.
* tRCD: RAS to CAS Delay : là thời gian bắt đầu thực hiện dòng lệnh theo chiều ngang rồi đến chiều dọc ( vì dòng lệnh hay data lưu trữ trên ram theo toán matrix )
* tRP: RAS Precharge : Là thời gian bắt đầu hết dòng lệnh này lại cho đến thời điểm bắt đầu dòng lệnh mới.
* tRAS: Active to Precharge Delay : là thời gian thanh ram phải đợi để luồng dữ liệu tiếp theo được nạp.
* CMD: Command Rate. Là thời gian khi chipset chính bắt đầu nhận được dòng lệnh cho đến dòng lệnh đầu tiên được xử lý. thông thường là 1T hoặc 2T

      Thông thường, ta có 2 lựa chon. Một là hiệu chỉnh PC của ta sử dụng chế độ "auto timing". Hai là ta chỉnh cho thấp hơn thông số default , cách hiệu chỉnh này có thể giúp cho máy mình chạy nhanh hơn tuy nhiên có nhiều mainboard không thể chạy ở timing thấp, thậm chí trong một số trường hợp ta phải set cao hơn default mới chạy đươc.

      Như vậy, dựa vào những thông tin trên cơ bản ta đã hiểu được phần nào về RAM. Quay trở lại với FB-DIMM, Thông thường với những thanh ram có ECC, Timings lúc nào cũng lớn hơn NON-ECC nhưng đối với FB-DIMM thì Timing vẫn bằng 1 thanh ram DDR2 thông thường. Với nhiều ưu điểm như vậy FB-DIMM hiện giờ là công nghệ tốt nhất dành cho những hệ thống mạnh và đồi hỏi sự ổn định cao.

     Tuy nhiên, FB-DIMM ko phải là ko có mặt hạn chế. Mặt hạn chế của FB-DIMM là chạy nóng hơn so với thanh ram DDR2 thông thường. Nguyên nhân là do nhiệt xử lý từ con AMB. Do đó FB-DIMM có mặt hạn chế khi OC. Lựa chọn và mua FB-DIMM là một bài toán không dễ. Công nghệ FB-DIMM ra đời vào cuối 2006. Tại thời điểm đó thanh FB-DIMM 512MB có giá hơn 1000usd và thanh lớn nhất là 1GB. Điều đó cho thấy đẳng cấp và chất lượng của FB-DIMM so với ram thường. Ngày nay , FB-DIMM đã tương đối phổ biến ngoài thì trường và với giá cũng rất là dễ chịu. Tốc độ lên đến 800-PC6400 và thanh lớn nhất là 4GB. Với tư cách là một trong những người yêu công nghệ , Tôi lựa chọn FB-DIMM để trang bị cho phòng máy của mình.

      Trên thị trường FB-DIMM gồm có những hãng như Wintec, Adata, Corsair, SuperMicro, Elpida . Tôi đã có có dịp thử và so sánh rút ra một nhận xét như sau.
+ Adata và Elpida sản xuất với giá thành hạ so với những loại khác đánh vào thị trường người dùng bình dân nên hiệu năng ko cao. Tốc độ tương đối ổn định và nóng. Nói chung là chạy default là OK.( MADE IN KOREA OR JAPAN )
+ Corsair : Chạy khá ổn định, timings tốt 5-5-5-12 và ko nóng lắm tuy nhiên khả năng OC ko cao. VDrop 0.3V+ ( MADE IN USA )
+ Super Micro : Timings 5-5-5-16 hoặc 5-5-5-18 tùy vào sử dụng chip samsung hay qimonda . Chạy ổn định, ko nóng lắm nhưng khả năng OC và Performance chưa cao.( MADE IN USA )
+ Wintec : Timings 5-5-5-15 sử dụng chip MicronTechnlogy. Chạy ổn định, mát nhất trong tất cả loại ram trên, khả năng OC và Performance cao nhưng giá thành đắt. ( MADE IN USA )

Phần mềm quản lý máy chủ (server)

     Phần mềm DirectAdmin (DA) là một phần mềm hệ thống xây dựng trên nền hệ điều hành Linux phục vụ cho mục đích quản trị máy chủ lưu trữ website chia sẻ (shared hosting). Website của công ty cung cấp DA là www.directadmin.com. Hệ thống quản lý này không chỉ cho phép người dùng cuối quản trị mà còn hỗ trợ cả các tài khoản đại lý. Sản phẩm sử dụng giao diện web và cung cấp các tính năng quản trị tốt cho những nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web (hosting provider), đại lý và người dùng cuối. DirectAdmin là một hệ thống ổn định đối với các dịch vụ lưu trữ web. Hệ thống DA hướng tới tốc độ trong các tác vụ và tính dễ dùng.



    DA có đủ các thành phần cần thiết phục vụ cho việc quản lý một máy chủ với giao diện đồ họa (GUI). Hệ thống không bị quá tải bởi những chức năng thừa thãi đối với người quản trị máy chủ.

TÍNH NĂNG CƠ BẢN:
  •     Dễ dàng trong quản lý. DA là một hệ thống dành riêng cho các máy chủ chia sẻ, rất dễ dàng trong việc phân chia và quản lý tài nguyên máy chủ.
  •     Tốc độ. DA là hệ thống quản lý nhanh và không đòi hỏi nhiều về tài nguyên so với các hệ thống quản lý máy chủ chia sẻ khác.
  •     Tin cậy. Hệ thống sẽ được phục hồi sau các sự cố nhằm hạn chế thời gian hệ thống hoạt động mà không tạo ra hiệu quả. DA tự động khởi động lại các dịch vụ cần thiết khi dịch vụ đó bị lỗi.


TÍNH NĂNG PHỤC VỤ QUẢN LÝ:
  •     Tạo và thay đổi các tài khoản quản lý và đại lý – Việc tạo lập rất nhanh chóng và dễ dàng với việc thêm các tài khoản đại lý và các tài khoản quản lý phụ.
  •     Gói dịch vụ - Người quản trị có thể tạo ra các gói tài nguyên cho các tài khoản đại lý và phân phối cho các tài khoản người dùng cuối.
  •     Danh sách người dùng – Chức năng cho phép xem danh sách các tài khoản người dùng, sắp xếp và thay đổi thông tin.
  •     Quản trị DNS – Chức năng cho phép tạo, sửa hay xóa bất kỳ bản ghi DNS nào trên máy chủ.
  •     Mục đích sử dụng IP – Cài đặt IP trên máy chủ và quy định mục đích sử dụng IP cho các tài khoản người dùng cuối (IP chia sẻ hay IP riêng).
  •     Thông tin hệ thống – Truy cập tức thời tới thông tin về trạng thái hoạt động của các dịch vụ trên máy chủ.
  •     Thống kê quá trình sử dụng – Thống kê các thông số trạng thái của hệ thống và các thông tin liên quan, thống kê về tài nguyên đã sử dụng.

TÍNH NĂNG CHO ĐẠI LÝ:
  •     Mục đích sử dụng IP – Cài đặt IP trên máy chủ và quy định mục đích sử dụng IP cho các tài khoản người dùng cuối thông qua các tùy chọn có sẵn do quản trị hệ thống quy định (IP chia sẻ hay IP riêng).
  •     Thống kê đối với tài khoản đại lý, đại lý có thể xem thống kê đầy đủ tài nguyên sử dụng đối với tài khoản đại lý của mình và các khách hàng của mình, sắp xếp thông tin theo các tình huống cần phân tích.
  •     Tạo/thay đổi tài khoản – Tạo tài khoản, danh sách, thay đổi hay xóa nhanh chóng và dễ dàng.
  •     Gói tài nguyên – Đại lý có thể tạo các gói tài nguyên riêng của mình và áp dụng cho các khách hàng mà không cần quy định lại mỗi khi tạo tài khoản mới cho khách hàng.
  •     Thêm/thay đổi gia diện – Giao diện của đại lý có thể thêm, thay đổi với mục đích cá biệt hóa bảng điều khiển (control panel).
  •     Thông tin hệ thống – Truy cập tức thời tới thông tin về trạng thái hoạt động của các dịch vụ trên máy chủ.
  •     Tạo ra thông tin máy chủ ảo của mình đối với các khách hàng.


TÍNH NĂNG CHO NGƯỜI DÙNG:
  •     Email – Tạo tài khoản email, cài các luật cho email trên tất cả tên miền do tài khoản quản lý, chuyển tiếp, tự động trả lời, tự động từ chối, lọc, bản ghi MX, webmail, xác thực SMTP.
  •     FTP – Tạo/thay đổi/xóa tài khoản FTP, quy định đăng nhập nặc danh (anonymous), tạo FTP cho tài khoản với tên miền phụ (sub domains).
  •     DNS – Thay đổi DNS, bản ghi A, bản ghi CNAME, bản ghi NS, bản ghi MX và bản ghi PTR.
  •     Thống kê – kiểm tra tài nguyên đã sử dụng (dung lượng và băng thông), nhật ký truy cập site, xem thông tin về tài khoản, thông tin về lượt truy cập qua Webalizer, chạy các ngôn ngữ như CGI, xem các thành phần cài thêm của PHP, Perl, sử dụng PHPMyAdmin..
  •     MS FrontPage – Tối ưu hóa việc sử dụng các website tạo bởi MS FrontPage.
  •     Tên miền phụ (Sub domains) – Tạo/xóa/thống kê tên miền phụ, tạo các tài khoản FTP cho từng tên miền phụ.
  •     Trình quản lý file – Quản lý, sao chép, di chuyển, đổi tên, xóa và thay đổi quyền truy cập, sửa và tạo file.
  •     CSDL MySQL – Tạo/xóa CSDL, tạo tài khoản có quyền truy cập, thay đổi mật khẩu truy cập, sử dụng PHPMyAdmin.
  •     Tạo các bản sao lưu website đầy đủ. Khôi phục website từ các bản sao lưu.
  •     Bảo vệ thư mục – Người dùng có thể tạo tài khoản và mật khẩu để hạn chế quyền truy cập vào một số thư mục nhất định.
  •     Cài đặt xác thực SSL, xem các thông tin về máy chủ, cài đặt các tác vụ định kỳ, liên kết các domain song song