Hiển thị các bài đăng có nhãn tên miền. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tên miền. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Tên miền (domain) cấp 2 tại Việt Nam

Internet đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống và khái niệm tên miền cũng không còn xa lạ nữa. Nhưng tên miền cấp hai .vn vẫn còn chưa thật gần gũi với người sử dụng Internet. Bởi trước đây, chỉ có một vài Website cấp bộ mới được đặc cách sử dụng. Giờ đây, cùng với sự ra đời của quyết định 27 Bộ BCVT, loại tên miền này sẽ được cấp phát rộng rãi cho nhiều đối tượng...



Ông Lê Nam Trung, Trưởng phòng kinh tế - thống kê, Trung tâm Internet Việt Nam, cho biết: “Tên miền cấp 2 ở Việt Nam là tất cả tên miền có thành tố nó nằm ngay dưới đuôi chấm vn (.vn) cấp cao mã quốc gia của Việt Nam. Tên miền www.vtv.vn của Website VTV là tên miền cấp 2. Tên miền cấp 3 thì có thể là cấp tiếp theo ở phía dưới như là vtv.org.vn”.

Theo khái niệm trên, chắc chắn tên miền cấp hai ngắn gọn hơn các loại tên miền khác. Và thực tế, trên thế giới, đã có nhiều nước sử dụng tên miền cấp hai. Những tên miền .CN của Trung Quốc, hay .IT của Italia, .IN của Ấn Độ… đã trở nên quen thuộc trên toàn thế giới.

Ưu điểm này có thể là nguyên nhân đầu tiên khiến những chủ thể sở hữu Internet quyết định tự định danh mình trên thế giới ảo bằng một tên miền cấp hai. Mặt khác, với việc xuất hiện loại tên miền mới, người dùng cũng được đứng trước nhiều sự lựa chọn hơn để có thể tìm cho mình một tên miền đẹp. Theo ông Trung, ngoài việc cung cấp thêm những lựa chọn cho cộng đồng trong quá trình khai thác, sử dụng Internet, tên miền cấp 2 còn là một phần để giúp cho những người sử dụng Internet tham chiếu và tìm kiếm đến những đối tác của mình nó nhanh hơn khi những thành tố mà gõ lên những trang địa chỉ ngắn hơn...

Nhưng, chừng ấy ưu điểm thì cũng nảy sinh chừng ấy thử thách, mà những chủ thể quyết định sử dụng tên miền cấp hai.vn có thể phải đối mặt. Việc tên miền quá ngắn gọn khiến hệ thống tên miền có nguy cơ bị biến thành một "nồi lẩu" bởi trước đây chỉ cần nhìn vào một tên miền cấp ba, người ta có thể biết chủ thể của nó hoạt động trong lĩnh vực nào. Bây giờ tất cả sẽ được giản lược và thông tin mà tên miền cấp hai.vn đem đến chỉ là: tên miền ấy đến từ Việt Nam.

Đành rằng, việc định danh tên miền bằng đuôi chấm vn cũng là một cách để giới thiệu thương hiệu mang bản sắc Việt Nam… Nhưng cũng không thể phủ nhận khi mang tên miền mã quốc gia chấm vn, chủ thể sở hữu đó sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các tên miền của các quốc gia khác khi hoà nhập vào thị trường Internet quốc tế. Bởi mỗi quốc gia đều có thể dễ dàng cho ra đời loại tên miền mang mã nước mình.

Tuy thực tế cho thấy rằng lượng đăng ký xin cấp phép tên miền cấp hai .vn ngày càng lớn nhưng cơn sốt tên miền thực sự liệu có xảy ra hay nó chỉ là một cơn sốt giả khi mà nhiều khách hàng xin đăng ký không phải xuất phát từ những nhu cầu thực của họ.

Trang web 24h.com.vn là một ví dụ. Trang web này đang mang một tên miền cấp 3 và tên miền ấy đang dần quen thuộc với độc giả nhưng những người lãnh đạo 24h.com.vn vẫn quyết định đăng ký xin cấp tên miền cấp hai như một sự bắt buộc. Theo đó, nếu được duyệt, 24h.com.vn sẽ được đổi thành 24h.vn - một tên miền đơn giản hơn nhưng cũng đồng nghĩa với những rắc rối mới... Ông Phan Minh Tâm, Chủ tịch hội đồng quản trị trang Web 24h.com.vn, cho biết: “Bản thân người dùng vẫn còn đang lẫn lộn giữa cái .com với .com.vn... thì việc phát sinh thêm cái tên miền.vn sẽ làm cho... khả năng lẫn lộn ngày càng nhiều hơn. Các doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí cho cái việc bảo vệ cái thương hiệu của mình bằng cách lại phải mua các cái tên miền gây ra sự nhầm lẫn đó. Vô hình trung là các doanh nghiệp lại phải chịu thêm một cái chi phí.”

Đó là ý kiến từ phía khách hàng, những người có thể sẽ gắn bó thương hiệu của mình với một tên miền cấp hai.vn. Chưa thể nói là quyết định cấp phép tên miền cấp hai.vn đã hoàn hảo, song nhà cung cấp và phân phối loại tên miền này vẫn đầy lạc quan và hy vọng sẽ có một cuộc cách mạng từ đây. Ông Lê Nam Trung cho biết: “Cùng với các dịch vụ băng thông rộng, những cái ứng dụng mới thì nó sẽ tạo nên một cái việc phát triển Internet. Theo dự đoán của chúng tôi thì tên miền cấp 2 sẽ phát triển rất là mạnh."

Những trang web nổi tiếng từng thay đổi tên miền (domain) trước khi “thành danh”

Những tên miền như Google.com hay Facebook.com… đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên ít ai biết rằng trước khi trở nên nổi tiếng như hiện nay, không ít trang web lớn đã từng mang những tên miền xa lạ và khó nhớ.




Google.com

Trước khi được biết đến trên toàn thế giới và là công cụ tìm kiếm số 1 hiện nay, Google thực chất chỉ là một sản phẩm mẫu của 2 chàng nghiên cứu sinh của trường đại học Stanford, Sergey Brin và Larry Page.

2 nhà đồng sáng lập này đã sử dụng tên miền của Stanford để chạy công cụ tìm kiếm của mình. Tên miền đầu tiên của Google là Google.Stanford.edu. Sau đó, cả 2 đăng ký tên miền Google.com vào tháng 9/1997 trước khi chính thức ra mắt công cụ tìm kiếm vào năm 1998.

Hiện trang web Google.Stanford.edu sẽ tự động chuyển về trang web tìm kiếm của trường Đại học Stanford.

Facebook.com
Những trang web nổi tiếng từng thay đổi tên miền trước khi “thành danh”

Với hơn 1 tỷ người dùng, tên miền Facebook.com đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, trong thời gian đầu mới ra mắt, nhà sáng lập Mark Zuckerberg đã chọn cho mạng xã hội của mình tên miền TheFacebook.com.

Tên miền này được Zuckerberg dựa trên tên gọi viết tắt về một cuốn sách ảnh được phát hành trong nội bộ trường đại học Harvard, với nội dung gồm tên và ảnh của các sinh viên để giúp họ có thể làm quen với nhau. Trong một lần thay đổi lại thiết kế trên mạng xã hội này vào tháng 8/2005, nhóm phát triển đã quyết định đơn giản hóa tên gọi bằng cách đổi tên miền trang web thành Facebook.com.

Được biết, Facebook đã phải bỏ ra số tiền lên đến 200.000 USD để mua lại tên miền “Facebook.com” do thời điểm đó nó đã thuộc sở hữu của một người khác.

Hiện tại tên miền TheFacebook.com vẫn hoạt động và tự động chuyển về Facebook.com.

Twitter.com

Những trang web nổi tiếng từng thay đổi tên miền trước khi “thành danh”

Cũng tương tự như Facebook, “tiểu blog” Twitter cũng từng mang một tên miền khác trước khi được biết đến với tên miền Twitter.com.

Cụ thể, ban đầu 3 nhà đồng sáng lập Jack Dorsey, Evan Williams và Biz Stone đã chọn tên miền cho dịch vụ mạng xã hội của mình là Twttr.com. Vài tháng sau đó, vào năm 2006, 3 nhà đồng sáng lập đã bỏ ra số tiền 7.500USD để mua lại tên miền Twitter.com từ một trang web chuyên về các loài chim chóc.

Hiện tại, tên miền Twttr.com vẫn được sử dụng và tự động chuyển hướng về trang web Twitter.com.

Ask.com

Những trang web nổi tiếng từng thay đổi tên miền trước khi “thành danh”

Được ra mắt vào tháng 6/1996 bởi David Warthen và Garrett Gruener, Ask.com ban đầu mang tên miền AskJeeves.com, khá dài và khó nhớ. Đây là công cụ tìm kiếm đầu tiên trên thế giới có khả năng phản hồi các câu hỏi của người dùng, thay vì chỉ tìm kiếm dưới dạng các từ khóa.

Từ "Jeeves" xuất hiện trong tên miền AskJeeves.com là nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của nhà văn nổi tiếng người Anh P.G. Wodehouse. Đến năm 2006, công ty sở hữu quyết định đổi tên miền AskJeeves.com thành Ask.com vừa dễ nhớ, vừa mang ý nghĩa tập trung hơn vào việc mang đến trải nghiệm tìm kiếm cho người dùng.

Tên miền AskJevees.com vẫn hoạt động và tự động chuyển về Ask.com mỗi khi được truy cập.

PerezHilton.com
Đây là một trong những trang blog “lá cải” nổi tiếng nhất thế giới, với những bài viết, những câu chuyện “tán nhảm” về các ngôi sao nổi tiếng.

Ban đầu, Mario Armando Lavandeira, blogger nổi tiếng và chủ sở hữu của trang web đã đăng ký cho mình tên miền PageSixSixSix.com vào năm 2004. Tuy nhiên, sau đó tờ báo New York Post đã kiện Perez Hilton vì tên miền “ăn theo” chuyên mục Page Six của tờ báo này.

Sau đó, Lavandeira quyết định đổi tên miền trang web thành PerezHilton.com, cũng như một cách chơi chữ để “đá đểu” cô nàng “tóc vàng” Paris Hilton nổi tiếng.

Hiện trang web PageSixSixSix.com sẽ tự động chuyển hướng về trang web của New York Post.
NBCNews.com

Những trang web nổi tiếng từng thay đổi tên miền trước khi “thành danh”
NBCNews.com là một trong những trang web nổi tiếng vừa thay đổi tên miền gần đây.

Ban đầu, trang báo này mang tên miền MSNBC.com, là sự hợp tác về truyền thông giữa Microsoft và hãng tin NBC. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác này đã kết thúc vào tháng 7/2012 và NBC đã quyết định đổi tên trang web thành NBCNews.com.

Hiện tại, khi truy cập vào tên miền MSNBC.com sẽ tự động chuyển hướng đến trang web NBCNews.com.

PayPal.com

PayPal.com là một trong những dịch vụ thanh toán trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Ban đầu, trang web này được ra mắt với tên miền khá “độc”, X.com.

X.com là dịch vụ thanh toán trực tuyến kết hợp giữa Confinity, công ty chuyên dịch vụ chuyển tiền và X.com, công ty giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại mà các doanh nghiệp phải đối mặt.

Sau một thời gian hoạt động, cuối cùng nhiều ý kiến cho rằng ký tự X mang quá nhiều ý nghĩa, chẳng hạn mang nghĩa bí ẩn, mơ hồ và thậm chí khơi gợi suy nghĩ về các nội dung khiêu dâm. Cuối cùng, Confinity đã quyết định đổi tên dịch vụ của mình thành PayPal và chọn tên miền PayPal.com.

Hiện tên miền X.com vẫn còn đang hoạt động, thuộc sở hữu của công ty thương mại điện tử dưới quyền của eBay. (PayPal cũng thuộc quyền sở hữu của eBay).

Những tên miền (domain) mới lạ "được" tranh nhau

Tổ chức tên miền quốc tế ICANN cho biết họ nhận được tới 13 đơn đăng ký mua .app, thể hiện xu hướng xây dựng ứng dụng cho thiết bị di động đang rất sôi động trên thế giới. Có 11 đơn đề nghị được cấp tên miền .home (gia đình) và .inc (công ty). Tiếp đến là .art (nghệ thuật) với 10 đơn, sau đó là .blog, .book, .shop, .llc, .design, .movie và .music.




Chủ tịch ICANN Rod Beckstrom công bố một loạt tên miền mới tại một sự kiện ở London ngày 13/6. Ảnh: AP.

Chủ tịch ICANN Rod Beckstrom công bố một loạt tên miền mới tại một sự kiện ở London ngày 13/6. Ảnh: AP.

Microsoft và Google sẽ phải "đối đầu" với nhau vì cùng muốn mua .docs và .live. Tuy nhiên, cuộc chiến lớn nhất lại là giữa Google và Amazon khi cả hai cùng đăng ký tới 20 đuôi tên miền giống hệt nhau là .book, .buy, .dev, .drive, .free, .game, .mail, .map, .movie, .music, .play, .search, .shop, .show, .spot, .store, .talk, .wow, .you và .cloud. Đây cũng là hai công ty nộp đơn nhiều nhất với Google là 102 còn Amazon là 76. Microsoft đề xuất 11 tên mới còn Apple gửi đi một đơn duy nhất cho đuôi .apple.

Tổng cộng, ICANN đã nhận được 1.930 thư đăng ký, trong số đó còn có một số tên miền kỳ cục như .wtf, .sucks (câu chửi thề)... hoặc nhạy cảm như .sex, .adult, .porn. Những domain mới sẽ được triển khai đầu năm 2013. Chi phí mua mỗi tên miền cấp cao lên tới 185.000 USD và phí duy trì hàng năm 25.000 USD.

Có thể đăng kí tên miền (domain) lạ vào cuối tháng 6!

 Vẫn là một địa chỉ web như thông thường nhưng thay vì những tên miền .com, .net, .org... như hiện nay, một số doanh nghiệp sẽ được dùng chính thương hiệu của mình, ví dụ: .toyota; .nike, .sydney...

Theo thông báo của Tổ chức tên miền quốc tế (ICANN), kể từ cuối tháng 6/2011, các tên miền dạng này sẽ được cung cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và chính phủ.



Chế độ tên miền mới sẽ mở ra cơ hội cho ngành công nghiệp 5 tỉ USD vào tháng 6 tới, khi ICANN bắt đầu nhận đăng ký tên miền độc đáo.

Tên miền độc đáo bắt đầu sau dấu chấm trên địa chỉ internet. Hiện nay phần lớn chúng là .com hoặc .org, .net. Chế độ mới cho phép xuất hiện các tên đầy mới lạ và độc đáo của công ty, tổ chức, địa danh như là .nike hoặc .hanoi.

"Điều này sẽ mở cổng cái cho các tập đoàn và doanh nhân sở hữu các tên miền quen thuộc, đáng tin cậy, vốn là những tài sản có giá trị trên Internet, và mở đường cho các nguồn doanh thu mới," theo ông Alan Kinderis, CEO của AusREgistry International nói.

Cũng theo ông Kinderis, không có cách nào tốt hơn để tự xác định giá trị bản thân và cam kết với môi trường trực tuyến bằng cách sở hữu thứ tài sản này trên web.

Theo ông, sự bão hòa các tên miền .com chiếm 70% thị trường và 90 triệu tên miền, đã tạo ra sự thiếu cạnh tranh và thiếu lựa chọn.

Chương trình tên miền mới này sẽ giải quyết một số thiếu sót hiện tại bằng cách cho phép xuất hiện các tên miền đã được quy chuẩn, xác nhận, đáng tin, và độc đáo.

Hãy lấy ví dụ về một ngân hàng. Nó sẽ mang đến tính rõ ràng, minh bạch và an toàn cho khách hàng với một thông điệp "Nếu không phải .bank, đó không phải chúng tôi".

Chưa nói đến việc người dùng sẽ tìm thông tin trên mạng dễ dàng hơn mà không cần dùng đến cộng cụ tìm kiếm, vì tất cả họ cần nhớ là thetindung.vietcombank, chẳng hạn.

ICANN dự định khởi động chương trình này giữa tháng Sáu và kéo dài thời hạn đăng ký đến tháng Mười, sau đó người tham gia sẽ có 60 ngày để nộp hồ sơ với ICANN.

Với giá tối thiểu là 185.000 USD mỗi lần đăng ký, các tên miền mới sẽ nằm ngoài tầm của rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ.

Xuất hiện nhiều tên miền (domain) tiếng Việt "lạ"

Đã xuất hiện nhiều tên miền tiếng Việt như vậy trong số gần 130.000 tên miền tiếng Việt có dấu đã được đăng ký, sau gần hai tuần chính thức cho phép đăng ký trực tuyến tên miền tiếng Việt.



Ông Trần Minh Tân, Phó giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), nói các tên miền tiếng Việt có “nhạy cảm” hay không là do cách hiểu, cách suy diễn của mọi người, điều quan trọng là ở nội dung trong tên miền đó thể hiện ra sao. Và theo quan điểm của VNNIC, thì người dùng đều có quyền đăng ký và được cấp phát những tên miền, miễn là đáp ứng đầy đủ thông tin khi đăng ký.

Tuy nhiên, vị Phó giám đốc VNNIC cũng cho biết, những tên miền nào gắn với các bộ phận kín của cơ thế hoặc trái với thuần phong mỹ tục sẽ bị VNNIC hậu kiểm và thu hồi. Trước khi cá nhân chính thức được sử dụng tên miền tiếng Việt có dấu mà mình đã đăng ký, VNNIC sẽ xem xét, nếu vi phạm thì sẽ bị bộ phận kỹ thuật xóa ngay.

Theo thống kê của VNNIC, đơn vị trực tiếp triển khai cấp phép tên miền tiếng Việt miễn phí, do được cấp phát miễn phí nên mỗi ngày số lượng đăng ký tên miền tiếng Việt có dấu đều rất lớn. Ngay ngày đầu tiên cấp phát (28/4), cả bốn địa chỉ đăng ký tên miền tiếng Việt miễn phí gồm: tenmientiengviet.vn, tênmiềntiếngviệt.vn, ten.vn và tên.vn đã xảy ra tình trạng nghẽn mạng, tốc độ truy cập rất chậm hoặc gần như không truy cập được.

Tính đến chiều 29/4, sau một ngày cấp, số lượng tên miền đăng ký đã lên tới hơn 30.000. Đặc biệt, chỉ từ chiều 29 đến trưa 30/4, số lượng đăng ký đã hơn 50.000. Những ngày qua, số lượng tên miền vẫn tăng lên theo từng ngày với số lượng hàng nghìn để… giữ chỗ.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

DNS là gì?



DNS là gì ?

    DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống phân giải tên được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kỳ nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới.



   Phép tương thường được sử dụng để giải thích hệ thống tên miềnlà, nó phục vụ như một “Danh bạ điện thoại” để tìm trên Internet bằng cách dịch tên máy chủ máy tính thành địa chỉ IP

Ví dụ, www.example.com dịch thành 208.77.188.166.

   Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử dụng Internet trong một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng. Bởi vì điều này, World-Wide Web (WWW) siêu liên kết và trao đổi thông tin trên Internet có thể duy trì ổn định và cố định ngay cả khi định tuyến dòng Internet thay đổi hoặc những người tham gia sử dụng một thiết bị di động. Tên miền internet dễ nhớ hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70:: 999: de8: 7648:6 e8 (IPv6).

     Mọi người tận dụng lợi thế này khi họ thuật lại có nghĩa các URL và địa chỉ email mà không cần phải biết làm thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng.

     Hệ thống tên miền phân phối trách nhiệm gán tên miền và lập bản đồ những tên tới địa chỉ IP bằng cách định rõ những máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm đối với tên miền riêng của họ, và lần lượt có thể chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các tên miền phụ. Kỹ thuật này đã thực hiện các cơ chế phân phối DNS, chịu đựng lỗi, và giúp tránh sự cần thiết cho một trung tâm đơn lẻ để đăng ký được tư vấn và liên tục cập nhật. Nhìn chung, Hệ thống tên miền cũng lưu trữ các loại thông tin khác, chẳng hạn như danh sách các máy chủ email mà chấp nhận thư điện tử cho một tên miền Internet. Bằng cách cung cấp cho một thế giới rộng lớn, phân phối từ khóa – cơ sở của dịch vụ đổi hướng , Hệ thống tên miền là một thành phần thiết yếu cho các chức năng của Internet. Các định dạng khác như các thẻ RFID, mã số UPC, ký tự Quốc tế trong địa chỉ email và tên máy chủ, và một loạt các định dạng khác có thể có khả năng sử dụng DNS.

2. Chức năng của DNS

    Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Universal Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm(Ipv4). Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).[1]

3. Nguyên tắc làm việc của DNS

-Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.

   INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.

   DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. - DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.

4. Cách sử dụng DNS

     Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

DNS - khái niệm và chức năng





DNS là gì ?

     DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kì nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới.

    Phép tương thường được sử dụng để giải thích hệ thống tên miền là, nó phục vụ như một “Danh bạ điện thoại” để tìm trên Internet bằng cách dịch tên máy chủ máy tính thành địa chỉ IP Ví dụ, www.example.com dịch thành 208.77.188.166.

    Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử dụng Internet trong một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng. Bởi vì điều này, World-Wide Web (WWW) siêu liên kết và trao đổi thông tin trên Internet có thể duy trì ổn định và cố định ngay cả khi định tuyến dòng Internet thay đổi hoặc những người tham gia sử dụng một thiết bị di động. Tên miền internet dễ nhớ hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70:: 999: de8: 7648:6 e8 (IPv6).

   Mọi người tận dụng lợi thế này khi họ thuật lại có nghĩa các URL và địa chỉ email mà không cần phải biết làm thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng.

   Hệ thống tên miền phân phối trách nhiệm gán tên miền và lập bản đồ những tên tới địa chỉ IP bằng cách định rõ những máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm đối với tên miền riêng của họ, và lần lượt có thể chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các tên miền phụ. Kỹ thuật này đã thực hiện các cơ chế phân phối DNS, chịu đựng lỗi, và giúp tránh sự cần thiết cho một trung tâm đơn lẻ để đăng kí được tư vấn và liên tục cập nhật.

   Nhìn chung, Hệ thống tên miền cũng lưu trữ các loại thông tin khác, chẳng hạn như danh sách các máy chủ email mà chấp nhận thư điện tử cho một tên miền Internet. Bằng cách cung cấp cho một thế giới rộng lớn, phân phối từ khóa – cơ sở của dịch vụ đổi hướng , Hệ thống tên miền là một thành phần thiết yếu cho các chức năng của Internet. Các định dạng khác như các thẻ RFID, mã số UPC, kí tự Quốc tế trong địa chỉ email và tên máy chủ, và một loạt các định dạng khác có thể có khả năng sử dụng DNS

Chức năng của DNS

    Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Uniform Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm(IPv4). Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình “dịch” tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ “IP” thành “tên” và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ “tên”, không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).

Nguyên tắc làm việc của DNS

-  Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.

- INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.

- DNS có khả năng truy vấn các DNS server khác để có được 1 cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lí. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lí. – DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.
Cách sử dụng DNS

    Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.
Cấu trúc gói tin DNS
  •     ID: Là một trường 16 bits, chứa mã nhận dạng, nó được tạo ra bởi một chương trình để thay cho truy vấn. Gói tin hồi đáp sẽ dựa vào mã nhận dạng này để hồi đáp lại. Chính vì vậy mà truy vấn và hồi đáp có thể phù hợp với nhau.
  •     QR: Là một trường 1 bit. Bít này sẽ được thiết lập là 0 nếu là gói tin truy vấn, được thiết lập là một nếu là gói tin hồi đáp.
  •     Opcode: Là một trường 4 bits, được thiết lập là 0 cho cờ hiệu truy vấn, được thiết lập là 1 cho truy vấn ngược, và được thiết lập là 2 cho tình trạng truy vấn.
  •     AA: Là trường 1 bit, nếu gói tin hồi đáp được thiết lập là 1, sau đó nó sẽ đi đến một server có thẫm quyền giải quyết truy vấn.
  •     TC: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là gói tin có bị cắt khúc ra do kích thước gói tin vượt quá băng thông cho phép hay không.
  •     RD: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là truy vấn muốn server tiếp tục truy vấn một cách đệ qui.
  •     RA: Trường 1 bit này sẽ cho biết truy vấn đệ qui có được thực thi trên server không .
  •     Z: Là trường 1 bit. Đây là một trường dự trữ, và được thiết lập là 0.
  •     Rcode: Là trường 4 bits, gói tin hồi đáp sẽ có thể nhận các giá trị sau:

0: Cho biết là không có lỗi trong quá trình truy vấn.

1: Cho biết định dạng gói tin bị lỗi, server không hiểu được truy vấn.

2: Server bị trục trặc, không thực hiện hồi đáp được.

3: Tên bị lỗi. Chỉ có server có đủ thẩm quyền mới có thể thiết lập giá trị náy.

4: Không thi hành. Server không thể thực hiện chức năng này .

5: Server từ chối thực thi truy vấn.
  •     QDcount: Số lần truy vấn của gói tin trong một vấn đề.
  •     ANcount: Số lượng tài nguyên tham gia trong phần trả lời
  •     NScount: Chỉ ra số lượng tài nguyên được ghi lại trong các phần có thẩm quyền của gói tin.
  •     ARcount: Chỉ ra số lượng tài nguyên ghi lại trong phần thêm vào của gói tin.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Google chi hơn 500 tỷ đồng để mua tên miền (domian) .app

Google đã mua tên miền website có đuôi .app tại một cuộc đấu giá được tổ chức bởi cơ quan giám sát hoạt động mạng, với mức giá lên tới 25 triệu USD (khoảng hơn 500 tỷ đồng). 






Đây được coi là mức giá cao nhất cho một tên miền website từ trước tới nay.

Cơ quan quản lý tên miền quốc tế (ICANN) sẽ triển khai các tên miền web tùy biến mới và bán đấu giá chúng. Các tên miền có đuôi như .baby, .tech, .salon và .VIP cũng đã được bán trước đây. Các hậu tố này được gọi chung là các tên miền mức cao nhất (gTLD). 


Trong hồ sơ dự thầu, Google sở hữu công ty Charleston Road Registry cho biết, kế hoạch của họ sử dụng tên miền này cho các nhà phát triển ứng dụng.

Các gTLD được đề xuất sẽ cung cấp cho các nhà phát triển ứng dụng khả năng tùy biến tên miền và áp dụng tên website để báo hiệu cho người dân nói chung sử dụng Internet biết rằng, các website có đuôi .app liên quan đến các ứng dụng và các nhà phát triển ứng dụng, công ty này viết trong hồ sơ dự thầu.

Điều này sẽ giúp người dùng Internet biết được nơi họ có thể tìm thấy các ứng dụng và thông tin về các nhà phát triển.

Trước đây tên miền .baby đã được hãng dược phẩm Johnson & Johnson mua với giá hơn 3 triệu USD để sử dụng cho website về các sản phẩm trẻ em. Hãng Dot Tech LLC đã mua tên miền .tech với giá 6,76 triệu USD.

Tất cả các khoản thu được thông qua bán đấu giá tên miền sẽ được ban quản trị ICANN nắm giữ và sử dụng thông qua tham vấn với cộng đồng, tổ chức này cho biết.

Hồi năm ngoái, ngành công nghiệp rượu vang Pháp đã bày tỏ lo ngại về việc tạo ra tên miền .wine và .vin mà theo lập luận của họ có thể ảnh hưởng đến các thỏa thuận thương mại hiện có đối với các sản phẩm trong khu vực như rượu sâm banh. Tuy nhiên, việc tùy biến các tên mức cao nhất vẫn được ICCAN triển khai và bán đấu giá ra thị trường. ). 

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Internet đã phát triển đến 288 triệu tên miền (domain)




VeriSign, Inc - Công ty hàng đầu trên thế giới về tên miền và an ninh mạng cho biết, có 4 triệu tên miền đã được đăng ký mới trên Internet trong quý 4/2014, nâng tổng số tên miền được đăng ký lên 288 triệu trên toàn thế giới, gồm tất cả các tên miền cấp cao (Top-level Domain – TLD).
Mức gia tăng bốn triệu tên miền trên toàn cầu này tương đương với tỷ lệ tăng trưởng 1,3 % so với quý 3/2014. Lượng đăng ký trên toàn thế giới đã tăng thêm 16,9 triệu, đạt 6,2 % so với cùng kỳ năm trước.

Các tên miền cấp cao .com và .net đã tăng trưởng toàn phần trong quý 4/2014, đạt tổng số khoảng 130,6 triệu tên miền trong cơ sở tên miền cho .com và .net, tăng 2,7 phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến ngày 31/12/2014, cơ sở các tên miền được đăng ký dạng .com tương đương 115,6 triệu, trong khi .net tương đương 15,0 triệu. Tổng đăng ký mới cho .com và .net đạt 8,2 triệu trong quý 4/2014. Trong quý 4/2013, tổng đăng ký mới cho .com và .net đã đạt 8,2 triệu.


Tên miền (domain) "người lớn"- vấn đề của các thương hiệu nổi tiếng!


Apple và Microsoft được cho là đã âm thầm mua trước một số tên miền "người lớn" có phần mở rộng như .adult, .sucks, .porn... nhằm tránh trường hợp thương hiệu của họ bị ảnh hưởng xấu sau này.



TheoNeowin, Microsoft đã đăng ký mua ba tên miền "người lớn" gồm: Microsoft.porn, Office.porn và Office.adult. Động thái này của Microsoft là nhằm hạn chế khả năng trong tương lai, có ai đó sẽ sử dụng những tên miền này vào mục đích xấu làm ảnh hưởng đến thương hiệu của hãng.
Tương tự, Apple cũng đã đăng ký những tên miền liên quan đến các sản phẩm nổi tiếng của hãng như: iPhone.porn, iPhone.adult, iPod.porn, iPod.adult...
Theo CNN, không chỉ các hãng công nghệ lớn mà ca sĩ nổi tiếng Taylor Swift cũng đã tiến hành mua trước một số tên miền "người lớn" có liên quan đến mình như TaylorSwift.porn, TaylorSwift.adult nhằm tự bảo vệ bản thân.
Được biết, trong vài năm trở lại đây, Tổ chức Quản lý tên miền quốc tế (ICANN) đã quyết định tăng số lượng các tên miền (ước tính hiện nay đã có trên 500 tên miền khác nhau), trong đó có nhiều tên miền mang nội dung khiêu dâm như .adult, .sucks, .porn... Các tên miền này sẽ chính thức được mở bán vào đầu tháng 6 tới.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Máy chủ phân giải tên miền DNS

        Cùng tìm hiểu về máy chủ phân giải tên miền DNS là thế nào? Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều "nói chuyện" với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol). Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP.




       Vì vậy, khi muốn liên hệ tới các máy, chúng chỉ cần sử dụng chuỗi ký tự dễ nhớ (domain name) như: www.google.com, www.yahoo.com, www.ticsoft.com ...thay vì sử dụng địa chỉ IP là một dãy số dài khó nhớ.

      Máy chủ phân giải tên miền (DNS Server) là những máy chủ được cài đặt, và cung cấp dịch vụ phân giải tên miền DNS. Máy chủ DNS được phân ra thành 2 loại như sau :

1. Primary DNS Server (PDS)

Primary DNS Server (PDS) là nguồn xác thực thông tin chính thức cho các tên miền mà nó được phép quản lý. Thông tin về một tên miền do PDS được phân cấp quản lý thì được lưu trữ tại đây và sau đó có thể được chuyển sang các Secondary DNS Server (SDS).

Các tên miền do PDS quản lý thì được tạo, và sửa đổi tại PDS và sau đó được cập nhật đến các SDS .

2. Secondary DNS Server (SDS)

      DNS được khuyến nghị nên sử dụng ít nhất là hai DNS server để lưu địa chỉ cho mỗi một vùng (zone). PDS quản lý các vùng và SDS được sử dụng để lưu trữ dự phòng cho vùng, và cho cả PDS. SDS không nhất thiết phải có nhưng khuyến khích hãy sử dụng . SDS được phép quản lý tên miền nhưng dữ liệu về tên miền không phải được tạo ra từ SDS mà được lấy về từ PDS.

      PDS có thể cung cấp các hoạt động ở chế độ không tải trên mạng. Khi lượng truy vấn vùng (zone) tăng cao, PDS sẽ chuyển bớt tải sang SDS (quá trình này còn được gọi là cân bằng tải), hoặc khi PDS bị sự cố thì SDS hoạt động thay thế cho đến khi PDS hoạt động trở lại .

      SDS thường được sử dụng tại nơi gần với các máy trạm (client) để có thể phục vụ cho các truy vấn một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cài đặt SDS trên cùng một subnet hoặc cùng một kết nối với PDS là không nên. Điều đó sẽ là một giải pháp tốt để dự phòng cho PDS, vì khi kết nối đến PDS bị hỏng thì cũng không ảnh hưởng gì tới đến SDS.

       Ngoài ra, PDS luôn duy trì một lượng lớn dữ liệu và thường xuyên thay đổi hoặc thêm các địa chỉ mới vào các vùng. Do đó, DNS server sử dụng một cơ chế cho phép chuyển các thông tin từ PDS sang SDS và lưu giữ trên đĩa. Khi cần phục hồi dữ liệu về các vùng, chúng ta có thể sử dụng giải pháp lấy toàn bộ ( full ) hoặc chỉ lấy phần thay đổi (incrememtal).

Tranh chấp tên miền - domain

        Khái niệm cơ bản về tranh chấp tên miền - domain? Tên miền được các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đăng ký nhằm mục đích thể hiện quyền và lợi ích chính đáng của mình trên Internet, thông qua đó góp phần quảng bá về tổ chức, sản phẩm, dịch vụ và tiến hành các hoạt động thương mại và phi thương mại trong môi trường Internet toàn cầu.



       Các tên miền hoạt động trên mạng phải đáp ứng được một số yêu cầu trong đó quan trọng nhất là tính duy nhất của tên miền. Tranh chấp tên miền xảy ra trong trường hợp một chủ thể tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã được sử dụng bởi một chủ thể khác. Có hai lý do cho tình trạng này.
  • Thứ nhất: trong khi pháp luật của các nước công nhận sự cùng tồn tại của các nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ giống nhau giữa các quốc gia thì hệ thống tên miền trên thế giới cũng như tại mỗi quốc gia chỉ chấp nhận tính duy nhất của một tên miền cụ thể. Do đó, khả năng nhiều chủ thể cùng xin đăng ký một tên miền ở những thời điểm khác nhau là vì tên miền là duy nhất nhưng sự cùng tồn tại của nhiều thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ lại là điều rất có thể xảy ra.
  • Thứ hai: do tính đa dạng và cạnh tranh cao của môi trường thương mại, nhiều chủ thể kinh doanh đã tiến hành đăng ký trước những tên miền mà theo sự tính toán của họ, trong tương lai sẽ có chủ thể đăng ký. Khi có đối tượng cần đăng ký, chủ thể kinh doanh này sẽ bán lại để thu lợi. Hiện tượng này được gọi là “đầu cơ tên miền” (domain name speculation). Có một dạng khác là các chủ thể kinh doanh đăng ký trước tên miền của các đối thủ cạnh tranh trên thương trường của mình nhằm gây khó khăn cho công việc kinh doanh và công tác tiếp thị của họ. Hiện tượng này thường được biết đến với tên gọi “chiếm dụng tên miền” (domain name cybersquatting).

      Trước thực trạng trên, Tổ chức quản lý Tên miền và Số hiệu mạng thế giới (ICANN), phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), đã tiến hành nghiên cứu và ban hành Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất (đặt link đến bản dịch UDRP), được điều chỉnh bằng phương thức hoà giải (Alternative Dispute Resolution – ADR) và trọng tài (Arbitration), dựa trên các quy định về trọng tài thương mại, có tính đến các yếu tố kỹ thuật của tên miền. Mục tiêu của chính sách này là:

- Giải quyết trực tiếp các tranh chấp tên miền tên miền cấp cao dùng chung.
- Tạo nên thông lệ chung về giải quyết các tranh chấp tên miền
- Chính sách này sau khi ra đời năm 1999 đã được đa số các tổ chức quản lý tên miền cấp cao trên thế giới áp dụng và ngày nay đã trở thành một thông lệ được mặc định hiểu là “phải có” đối với tên miền.

Tên miền quốc tế có tuổi đời bao lâu?

     Vòng đời của một tên miền quốc tế? Các giai đoạn trong vòng đời của tên miền. Bài viết này giúp quý vị hiểu được vòng đời của một tên miền quốc tế, qua đó sẽ có khái niệm rõ ràng hơn trong việc đăng ký, mua bán tên miền và bảo vệ tên miền của mình.

 

1. Available

Giai đoạn này tên miền chưa được ai đăng ký. Bạn có thể đăng ký tên miền với điều kiện tên miền hợp lệ.

Tên miền hợp lệ phải có điều kiện gì?

1. Chỉ có thể bao gồm chữ cái, chữ số hoặc dấu -
2. Chiều dài tối đa của tên miền là 64 ký tự
3. Ví dụ: abcxyz.com, 38681888.com, alo123.net, call-me-123.net

2. Registered

- Giai đoạn này là tên miền đã được đăng ký, tên miền có thể được sử dụng làm tên website, e-mail, …
- Giai đoạn này kéo dài từ 1 - 10 năm.

3. Expired

Thời điểm hết hạn của tên miền

4. Auto-Renew

- Giai đoạn này có thể hiểu là giai đoạn tên miền đã hết hạn, nhưng vẫn có thể cứu được tên miền. Thường giai đoạn này DNS sẽ bị Registrar đổi nên website, email thường bị gián đoạn hoạt động. Mặc dù thông tin quản lý tên miền vẫn còn giữ nguyên.
- Thời gian này là thời gian có thể gia hạn tên miền để tên miền quay lại giai đọan Registered

Tại sao 0 – 45 ngày?

- Giai đoạn này có thể giản từ 0 – 45 ngày, do ICANN quy định. Registrar có thể dựa vào đó để ấn định con số ngày cụ thể.
- Thường các Registrar ấn định thời gian giai đoạn này là 40 ngày.

5.Redemption

- Giai đoạn này có thể coi tên miền đã chết, toàn bộ thông tin quản trị của tên miền đã bị xoá, mọi hoạt động dựa trên tên miền (web, mail, …) đều bị chấm dứt.
- Tên miền có thể cứu bằng cách liên hệ trực tiếp đến Registrar để yêu cầu chuộc tên miền, chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm
- Chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm
- Giai đoạn này kéo dài 30 ngày.

Phí chuộc? Phí gia hạn?

- Là phí trả cho Registrar để chuộc lại tên miền đã vào trạng thái Redemption
- Tuỳ thuộc vào quy định của Registrar mà phí chuộc có thể là: 100, 120, 140, 175, 200$, …
- Sau khi chuộc được tên miền, tên miền cần được gia hạn từ 1 - 10 năm để quay lại trạng thái Registered.

6.Pending Delete

   1. Giai đoạn này tên miền đã chết hoàn toàn, không có khả năng cứu.
   2. Thời gian kéo dài 5 ngày

7.Released (Available)

- Tên miền trở về trạng thái ban đầu Available, chờ được đăng trở lại. Bắt đầu một vòng đời mới.
- Tên miền có giá trị rất dễ bị mất vĩnh viễn
- Tên miền có lượng truy cập nhiều thường được các bộ máy săn tên miền “quan tâm”.
- Khi tên miền vừa Release mà chủ tên miền không kịp đăng ký lại thì sẽ bị bộ máy kia sẽ nhanh tay đăng ký trước.