Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

VPS là gì?




1. VPS là gì?

* Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS) là phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Trong khi trên 1 server chạy Share Host thì có thể có hàng trăm tài khoản cùng chạy 1 lúc, nhưng trên server chạy VPS thì con số chỉ bằng 1/10. Do vây, VPS có hiệu năng cao hơn Share Host rất nhiều lần.
* Mỗi máy chủ là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có hệ điều hành riêng, có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào. Do vậy, VPS hạn chế 100% khả năng bị tấn công hack local.
* Trên 1 server chạy Share Host có nhiều Website chạy chung với nhau, chung tài nguyên server, nếu 1 Website bị tấn công Ddos, botnet quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến các Website khác cùng server, riêng server VPS, một tài khoản VPS bị tấn công thì mọi tài khoản VPS khác trên server đều không bị ảnh hưởng.
* VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và những trang Web lớn hoặc mã nguồn nặng, nếu chạy trên Share Host sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, VPS sẽ đòi hỏi người sử dụng phải biết thêm một số kiến thức quản lý như cấu hình server, bảo mật...


2. Đặc điểm về thông số VPS?

* Hoạt động hoàn toàn như một server riêng nên sở hữu một phần CPU riêng, dung lượng Ram riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ Ip riêng và hệ điều hành riêng.
* Tiết kiệm được rất nhiều chi phí nếu so sánh với việc thuê một Server riêng.
* Ngoài việc dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các ứng dụng khác thì có thể cài đặt để thực hiện những nhu cầu riêng như truy cập Web bằng trình duyệt Web trên VPS, download/upload bittorent với tốc độ cao...
* Trong trường hợp VPS bị thiếu tài nguyên có thể dễ dàng nâng cấp thêm tài nguyên mà không phải khởi động lại hệ thống.
* Có thể cài lại hệ điều hành vời thời gian từ 5-10 phút.

3. Giá trị thiết thực khi khách hàng thuê VPS

* Server mạnh với nhiều cấu hình cho phép khách hàng dễ dàng lựa chọn gói VPS phù hợp.
* Miễn phí chi phí cài đặt ban đầu cũng như cấu hình hoạt động cho khách hàng.
* Hỗ trợ khách hàng cài đặt miễn phí thêm các phần mềm riêng.
* Được cấu hình và cài đặt hệ thống Firewall và Ddos Protection.
* Bộ phận kỹ thuật kịp thời can thiệp nhanh chóng nếu có sự cố phát sinh.

Máy chủ phân giải tên miền DNS

        Cùng tìm hiểu về máy chủ phân giải tên miền DNS là thế nào? Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều "nói chuyện" với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol). Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP.




       Vì vậy, khi muốn liên hệ tới các máy, chúng chỉ cần sử dụng chuỗi ký tự dễ nhớ (domain name) như: www.google.com, www.yahoo.com, www.ticsoft.com ...thay vì sử dụng địa chỉ IP là một dãy số dài khó nhớ.

      Máy chủ phân giải tên miền (DNS Server) là những máy chủ được cài đặt, và cung cấp dịch vụ phân giải tên miền DNS. Máy chủ DNS được phân ra thành 2 loại như sau :

1. Primary DNS Server (PDS)

Primary DNS Server (PDS) là nguồn xác thực thông tin chính thức cho các tên miền mà nó được phép quản lý. Thông tin về một tên miền do PDS được phân cấp quản lý thì được lưu trữ tại đây và sau đó có thể được chuyển sang các Secondary DNS Server (SDS).

Các tên miền do PDS quản lý thì được tạo, và sửa đổi tại PDS và sau đó được cập nhật đến các SDS .

2. Secondary DNS Server (SDS)

      DNS được khuyến nghị nên sử dụng ít nhất là hai DNS server để lưu địa chỉ cho mỗi một vùng (zone). PDS quản lý các vùng và SDS được sử dụng để lưu trữ dự phòng cho vùng, và cho cả PDS. SDS không nhất thiết phải có nhưng khuyến khích hãy sử dụng . SDS được phép quản lý tên miền nhưng dữ liệu về tên miền không phải được tạo ra từ SDS mà được lấy về từ PDS.

      PDS có thể cung cấp các hoạt động ở chế độ không tải trên mạng. Khi lượng truy vấn vùng (zone) tăng cao, PDS sẽ chuyển bớt tải sang SDS (quá trình này còn được gọi là cân bằng tải), hoặc khi PDS bị sự cố thì SDS hoạt động thay thế cho đến khi PDS hoạt động trở lại .

      SDS thường được sử dụng tại nơi gần với các máy trạm (client) để có thể phục vụ cho các truy vấn một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cài đặt SDS trên cùng một subnet hoặc cùng một kết nối với PDS là không nên. Điều đó sẽ là một giải pháp tốt để dự phòng cho PDS, vì khi kết nối đến PDS bị hỏng thì cũng không ảnh hưởng gì tới đến SDS.

       Ngoài ra, PDS luôn duy trì một lượng lớn dữ liệu và thường xuyên thay đổi hoặc thêm các địa chỉ mới vào các vùng. Do đó, DNS server sử dụng một cơ chế cho phép chuyển các thông tin từ PDS sang SDS và lưu giữ trên đĩa. Khi cần phục hồi dữ liệu về các vùng, chúng ta có thể sử dụng giải pháp lấy toàn bộ ( full ) hoặc chỉ lấy phần thay đổi (incrememtal).

Tranh chấp tên miền - domain

        Khái niệm cơ bản về tranh chấp tên miền - domain? Tên miền được các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đăng ký nhằm mục đích thể hiện quyền và lợi ích chính đáng của mình trên Internet, thông qua đó góp phần quảng bá về tổ chức, sản phẩm, dịch vụ và tiến hành các hoạt động thương mại và phi thương mại trong môi trường Internet toàn cầu.



       Các tên miền hoạt động trên mạng phải đáp ứng được một số yêu cầu trong đó quan trọng nhất là tính duy nhất của tên miền. Tranh chấp tên miền xảy ra trong trường hợp một chủ thể tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã được sử dụng bởi một chủ thể khác. Có hai lý do cho tình trạng này.
  • Thứ nhất: trong khi pháp luật của các nước công nhận sự cùng tồn tại của các nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ giống nhau giữa các quốc gia thì hệ thống tên miền trên thế giới cũng như tại mỗi quốc gia chỉ chấp nhận tính duy nhất của một tên miền cụ thể. Do đó, khả năng nhiều chủ thể cùng xin đăng ký một tên miền ở những thời điểm khác nhau là vì tên miền là duy nhất nhưng sự cùng tồn tại của nhiều thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ lại là điều rất có thể xảy ra.
  • Thứ hai: do tính đa dạng và cạnh tranh cao của môi trường thương mại, nhiều chủ thể kinh doanh đã tiến hành đăng ký trước những tên miền mà theo sự tính toán của họ, trong tương lai sẽ có chủ thể đăng ký. Khi có đối tượng cần đăng ký, chủ thể kinh doanh này sẽ bán lại để thu lợi. Hiện tượng này được gọi là “đầu cơ tên miền” (domain name speculation). Có một dạng khác là các chủ thể kinh doanh đăng ký trước tên miền của các đối thủ cạnh tranh trên thương trường của mình nhằm gây khó khăn cho công việc kinh doanh và công tác tiếp thị của họ. Hiện tượng này thường được biết đến với tên gọi “chiếm dụng tên miền” (domain name cybersquatting).

      Trước thực trạng trên, Tổ chức quản lý Tên miền và Số hiệu mạng thế giới (ICANN), phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), đã tiến hành nghiên cứu và ban hành Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất (đặt link đến bản dịch UDRP), được điều chỉnh bằng phương thức hoà giải (Alternative Dispute Resolution – ADR) và trọng tài (Arbitration), dựa trên các quy định về trọng tài thương mại, có tính đến các yếu tố kỹ thuật của tên miền. Mục tiêu của chính sách này là:

- Giải quyết trực tiếp các tranh chấp tên miền tên miền cấp cao dùng chung.
- Tạo nên thông lệ chung về giải quyết các tranh chấp tên miền
- Chính sách này sau khi ra đời năm 1999 đã được đa số các tổ chức quản lý tên miền cấp cao trên thế giới áp dụng và ngày nay đã trở thành một thông lệ được mặc định hiểu là “phải có” đối với tên miền.

Tên miền quốc tế có tuổi đời bao lâu?

     Vòng đời của một tên miền quốc tế? Các giai đoạn trong vòng đời của tên miền. Bài viết này giúp quý vị hiểu được vòng đời của một tên miền quốc tế, qua đó sẽ có khái niệm rõ ràng hơn trong việc đăng ký, mua bán tên miền và bảo vệ tên miền của mình.

 

1. Available

Giai đoạn này tên miền chưa được ai đăng ký. Bạn có thể đăng ký tên miền với điều kiện tên miền hợp lệ.

Tên miền hợp lệ phải có điều kiện gì?

1. Chỉ có thể bao gồm chữ cái, chữ số hoặc dấu -
2. Chiều dài tối đa của tên miền là 64 ký tự
3. Ví dụ: abcxyz.com, 38681888.com, alo123.net, call-me-123.net

2. Registered

- Giai đoạn này là tên miền đã được đăng ký, tên miền có thể được sử dụng làm tên website, e-mail, …
- Giai đoạn này kéo dài từ 1 - 10 năm.

3. Expired

Thời điểm hết hạn của tên miền

4. Auto-Renew

- Giai đoạn này có thể hiểu là giai đoạn tên miền đã hết hạn, nhưng vẫn có thể cứu được tên miền. Thường giai đoạn này DNS sẽ bị Registrar đổi nên website, email thường bị gián đoạn hoạt động. Mặc dù thông tin quản lý tên miền vẫn còn giữ nguyên.
- Thời gian này là thời gian có thể gia hạn tên miền để tên miền quay lại giai đọan Registered

Tại sao 0 – 45 ngày?

- Giai đoạn này có thể giản từ 0 – 45 ngày, do ICANN quy định. Registrar có thể dựa vào đó để ấn định con số ngày cụ thể.
- Thường các Registrar ấn định thời gian giai đoạn này là 40 ngày.

5.Redemption

- Giai đoạn này có thể coi tên miền đã chết, toàn bộ thông tin quản trị của tên miền đã bị xoá, mọi hoạt động dựa trên tên miền (web, mail, …) đều bị chấm dứt.
- Tên miền có thể cứu bằng cách liên hệ trực tiếp đến Registrar để yêu cầu chuộc tên miền, chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm
- Chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm
- Giai đoạn này kéo dài 30 ngày.

Phí chuộc? Phí gia hạn?

- Là phí trả cho Registrar để chuộc lại tên miền đã vào trạng thái Redemption
- Tuỳ thuộc vào quy định của Registrar mà phí chuộc có thể là: 100, 120, 140, 175, 200$, …
- Sau khi chuộc được tên miền, tên miền cần được gia hạn từ 1 - 10 năm để quay lại trạng thái Registered.

6.Pending Delete

   1. Giai đoạn này tên miền đã chết hoàn toàn, không có khả năng cứu.
   2. Thời gian kéo dài 5 ngày

7.Released (Available)

- Tên miền trở về trạng thái ban đầu Available, chờ được đăng trở lại. Bắt đầu một vòng đời mới.
- Tên miền có giá trị rất dễ bị mất vĩnh viễn
- Tên miền có lượng truy cập nhiều thường được các bộ máy săn tên miền “quan tâm”.
- Khi tên miền vừa Release mà chủ tên miền không kịp đăng ký lại thì sẽ bị bộ máy kia sẽ nhanh tay đăng ký trước.

Hosting là gì?

1. Web hosting là gì?

     Web Hosting là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file(FTP), Mail…,bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Web Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động. DN có thể chọn thuê web hosting của nhà cung cấp dịch vụ (ISP) có dung lượng phù hợp với dung lượng website. Với bất kỳ hình thức nào (tự trang bị máy chủ hay thuê máy chủ) thì DN cũng nên có các hiểu biết cần thiết về Web Hosting và máy chủ Web.

      Lý do bạn phải thuê Web Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP) , còn như nếu bạn truy cập vào internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.




  2. Các yêu cầu và tính năng cần thiết của Web Hosting?

-       Đầu tiên phải nói đến về vấn đề tốc độ. Máy chủ chạy dịch vụ Web phải có cấu hình đủ lớn để đảm bảo xử lý thông suốt, phục vụ cho số lượng lớn người truy cập. Phải có đường truyền kết nối tốc độ cao để đảm bảo không bị nghẽn mạch dữ liệu.

-       Máy chủ phải được người quản trị hệ thống chăm sóc, cập nhật, bảo dưỡng thường xuyên nhằm tránh các rủi ro về mặt kỹ thuật cũng như bảo mật.

-       Web Hosting phải có một dung lượng đủ lớn (tính theo MBytes) để lưu giữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh,... của Website

-       Phải có bandwidth (băng thông) đủ lớn để phục vụ các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin của Website

-       Phải hỗ trợ truy xuất máy chủ bằng giao thức FTP để cập nhật thông tin.

-       Hỗ trợ các các ngôn ngữ lập trình cũng như cơ sở dữ liệu để thực thi các phần mềm trên Internet hoặc các công cụ viết sẵn để phục vụ các hoạt động giao dịch trên Website như gửi mail, upload qua trang Web, quản lý sản phẩm, tin tức...

-       Hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ E-mail như POP3 E-mail, E-mail Forwarding, DNS...

-       Có giao diện quản lý Web Hosting để dễ dàng quản lý website, các tài khoản FTP, Email...

-       Không bị chèn các banner quảng cáo của nhà cung cấp.



  3. Dung lượng của Web Hosting?

      Dung lượng của web hosting là khoảng không gian bạn được phép lưu trữ dữ liệu của mình trên ổ cứng của máy chủ. Như đã nói ở trên, bạn thuê một web hosting cũng giống như bạn thuê văn phòng trong một nhà cao ốc. Vậy ở đây, dung lượng của web hosting cũng giống như diện tích văn phòng của bạn.

 4. Băng thông của Web Hosting?

      Băng thông của web hosting là lượng dữ liệu (tính bằng MBytes) trao đổi giữa website của bạn với người sử dụng trong một tháng. Ví dụ nếu bạn tải lên website của mình một tệp tài liệu có kích thước là 1MB và có 100 khách hàng tải tệp tài liệu đó về thì bạn đã tiêu tốn tổng cộng 101MB băng thông.